Recent Videos

Thăng trầm cây tre

tre việt nam, vẻ đẹp việt
Cây tre

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ xa xưa để đánh bắt một số loại hải sản, thì ở Australia hiện nay, môn thể thao khá phổ biến là lướt sóng biển bằng ván gần đây có nét mới: loại ván trượt được ưa chuộng được làm bằng tre phủ một lớp nhựa epoxy bằng công nghệ cao.

Đất nước Triều Tiên từ xa xưa cũng đã sử dụng tre, nứa trong đời sống. Loại muối tre có tên là Chukyom được dùng ở nước này từ khoảng 1.000 năm, loại muối này còn được hoà tan vào nước dùng như một thứ thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Người ta cho muối vào ống tre, dùng một loại đất sét đặc biệt bịt kín lại rồi nung trong nồi đất kín trong một khoảng thời gian xác định thu được một hỗn hợp. Hỗn hợp này hiện còn được chế biến, đưa cả vào kem đánh răng (hiện đang bán phổ biến trên thị trường VN với tên thương mại là Bamboo Salt). Gần VN hơn là Indonesia, đất nước có nhiều tương đồng với VN về văn hoá. Một số nơi ở nước này, như ở đảo Bali đang phát triển trồng và chế biến tre. Tre đã được sử dụng để làm những căn nhà cao tới 8 m (dùng kèm với các loại vật liệu nhẹ khác) - một dạng nhà kính khung tre, và một số đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre. Một tổ chức có tên là Tre bảo vệ môi trường đã ra đời ở đảo Bali nhằm cổ vũ cho việc trồng tre và sử dụng sản phẩm từ tre trong đời sống. Tổ chức này hiện có hơn 80 giống tre đã và đang cung cấp rất nhiều cây giống tới nhiều vùng ở Indonesia, cùng với phương pháp chăm sóc tre với những ưu điểm là giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc cho tre. Tổ chức này tin rằng mình đang đi đúng hướng, khi mà hiện nay nhu cầu tiêu thụ gỗ toàn thế giới đang lớn hơn mức cung, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều cánh rừng biến mất. Cũng dùng tre để làm nhà, nhưng ở Hồng Kông còn có những ngôi nhà cao tới 40 tầng đã được dựng với vật liệu chủ yếu là tre. Trong tương lai gần ở Hồng Kông sẽ mọc lên nhiều ngôi nhà có khung bằng tre đã qua xử lý đặc biệt.

Thái Lan có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm tre. Sản phẩm phụ của một số nhà máy như thế lại trở thành nguyên liệu cho dân trong vùng nơi có nhà máy chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tre cũng được trồng từ lâu ở Nepan, ấn Độ, và ngày càng được coi trọng vì độ bền và tính hiệu dụng trong cuộc sống người dân ở đây. Nước ta cũng như một số nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Đã có một thời, tre và một số cây thuộc họ tre đã được chúng ta phát triển để chế biến XK. Khi thị trường truyền thống với hàng mây tre VN là Liên Xô và các nước Đông Âu không còn, ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lạc hậu và công nghệ của ta đã suy sụp. Sau một số năm, khi mà các rặng tre làng đã trở nên “hiếm”, thì tre nứa chỉ còn được dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy và sử dụng với nhu cầu nhỏ ở thôn quê, chỉ một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh được coi là “có giá trị kinh tế”. Gần đây cây tre đã được quan tâm trở lại. Còn việc nghiên cứu cải tạo giống tre trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây luồng ở một số địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Cây tre, loại cây mà có thời gần gũi với người Việt Nam cũng như cây lúa, hi vọng sẽ tìm lại được vị thế xứng đáng của nó.

Theo Đỗ Minh Đức - Diễn dàn doanh nghiệp

Cây tre Việt nam

tre việt nam
Tre xanh Việt Nam

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long... Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:”con cò là cò bay lả, lả bay la….”,làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao! Như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre. Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ.

Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước…
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:”nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Theo: ngoisaoblog.com

Làng tôi xanh bóng tre

xanh bóng tre, văn hóa việt
Nhạc sĩ Văn Cao
Sáng tác: Văn Cao
Trình bày: Tam Ca Áo Trắng

Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
Bóng cau với con thuyền, một giòng sông.
Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời, đồng không nhà trống tan hoang.

Chiều khi quân Pháp qua
Chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa.
Làng tôi theo đoàn quân du kích,
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa.
Bao căm hờn từ xa quê nhà, rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa.
Từ xa quê trông lớp cây già, làng quê còn thấy buồn đau.

Ngày diệt quân Pháp tan,
Là lúc tiếng chuông ngân, tiếng chuông nhà thờ rung.
Làng tôi theo đoàn quân chiến thắng, đánh tan lũ quân thù về làng xưa.
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu, cùng lập chiến lũy đào hào sâu.
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi, đồng quê chào đón ngày mai.

Làng Tôi

Việt Nam – cái tên được nhắc đến trên bản đồ thế giới không phải từ những điều kiện tự nhiên ưu đãi hay sự phồn thịnh của một quốc gia, hơn hết thảy đây là đất nước được nhắc đến với lich sử đấu tranh anh dũng, kiên cường và lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình độc lập, tự do. Tinh thần ấy, sức chiến đấu bền bỉ ấy đã ghi dấu đậm nét trong các tác phẩm thơ văn và âm nhạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Và ca khúc “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao là một điển hình thi ca mang sức sống trường tồn của dân tộc với những nét họa sinh động về quãng thời gian chiến đấu gian khổ và chiến thắng vẻ vang như vậy.

Ngay từ tựa đề ca khúc, ai cũng dễ nhận thấy trong tác phẩm này Văn Cao đề cập đến nơi mà sự bình yên luôn ngự trị: làng quê Việt Nam. Và trong những lúc xông pha trận mạc hay những khi cuộc sống bình yên, trong tâm trí bất cứ ai cũng mường tượng ra cảnh thanh bình của làng quê ấy. Và đặc trưng của làng quê mà người ta hay nhắc đến đó là hình ảnh trữ tình với cây đa, bến nước, sân đình, với những lũy tre xanh mát và những cánh cò trắng trên đồng ruộng bát ngát.. Ngoài ra, trong “Làng tôi” còn có một âm thanh mà nhạc sĩ Văn Cao đã nhắc đến xuyên suốt cả tác phẩm, đó là tiếng chuông nhà thờ. Tiếng chuông mà ta bắt gặp ở bất cứ quốc gia, lãnh thổ nào cũng được hiểu như là biểu trưng của sự yên bình và hòa hợp dân tộc. Nói cách khác, ở trong mỗi con người ngoài tình yêu dành cho quê hương, đất nước còn có sự yêu chuộng và cầu phúc hòa bình.
Nơi làng quê hiền hòa ấy cũng như bao làng quê khác, những con người quanh năm chỉ biết đến cày cuốc và niềm vui hội mùa thì giờ đây trong đấu tranh cũng là những con người ấy đã phải tập làm quen với bom rơi đạn nổ, đã biết cầm chắc tay súng mà bảo vệ xóm làng. Trong khi đất nước lâm nguy, mọi sức người đều dồn lên cho mục đích cao cả và hi vọng một ngày mai máu đỏ nhuộm cờ hòa bình. Do đó, bỏ lại sau lưng ngôi nhà mái tranh có người mẹ, người vợ tần tảo, gác lại tình cảm đôi lứa và tình thân gia đình, những người nông dân một thời chân lấm tay bùn nay quyết tâm xông pha chiến trường với chỉ một ý chí nung nấu quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh để giành về độc lập tự do cho Tổ quốc.

Chỉ khi người ta sống trong một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt cùng sự hi sinh to lớn ấy, giá trị của một tiếng chuông trong buổi chiều tà càng như thôi thúc và giục lòng người tiếp tục sống, chiến đấu. Dù bao đau thương với chất chồng mất mát ra đi, dù hoang tàn, chia ly ở khắp nơi nơi xảy đến, nhưng quyết tâm trung kiên bắt nguồn từ cốt lõi của lòng yêu nước thương nòi, con dân của làng quê xưa vẫn tiếp tục trường kì gian khổ đấu tranh - “bao xương máu tơi bời”…

Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều,
Tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
Bóng cau với con thuyền, một dòng sông.

Anh dũng và quả cảm, tình yêu đất nước và sức mạnh đoàn kết đó là những phẩm chất mà chính chiến tranh đã tôi luyện nên cho bao người con bước ra từ đồng ruộng. ở trong nhạc phẩm “Làng tôi”, Văn Cao đã không nhắc đến bất cứ con người nào cụ thể mà chỉ lấy hình ảnh ngôi làng tựa như người chiến sĩ kiên cường tự biết chiến đấu và chiến thắng bằng lòng căm hận và niềm hi vọng ngày mai tươi sáng, “giặc chưa tan chiến đấu không thôi”..

Trước khi cho ra đời “Làng tôi”, nhiều người vẫn thường nghe nhạc của Văn Cao với những ca khúc tiền chiến lãng mạn như Thiên Thai, Cung Đàn Xưa, Suối Mơ, Bến Xuân, Thu Cô Liêu,.. Đó là một mảng âm nhạc đa sầu đa cảm của trí tuệ hơn người trong cái gọi là cốt cách thi nhân. Cho đến những nhạc phẩm như Sông Lô, Ngày Mùa cũng được sáng tác cùng thời kì sau 1945, âm nhạc của Văn Cao lại chảy trôi theo một bờ dạt dào giai âm cuộc sống và thời cuộc. Và “Làng tôi” làm lay động lòng người cũng bởi lẽ sự giản dị và chân giả chất chứa trong nó khiến người ta phải cảm, phải đặt mình vào tâm trạng nước mất nhà tan mới thấy hết những mất mát, căm hờn lẫn trong tình yêu quê hương và mong ước giành hòa bình. Dẫu thế, chất nhạc trong ca khúc lại không hề bi lụy, tàn thương nếu người ta chỉ bắt gặp đâu đó lời một bài thơ.

“Làng tôi” viết trên nền giai điệu Valse cung đô trưởng nhưng lại thể hiện được nhiều cảm xúc: từ nỗi đau giằng xé quê hương điêu tàn, biến lòng căm thù thành sức mạnh ý chí; từ việc miêu tả một làng quê tươi đẹp bị chiếm đóng tới hành khúc quân dân chung tay chống giặc. Âm nhạc ấy họa trong bức tranh khá nhiều mảng xanh của lũy tre lượn vòng, của tiếng chuông ngân nga thanh bình và có phần nhiều màu xám ảm đạm của chiến tranh.

Cùng với những Ngày mùa, Mùa xuân đầu tiên,.. Làng tôi là một trong những giai điệu Valse đẹp thu hút sự lắng đọng của người thưởng thức âm nhạc Văn Cao. Sự nhẹ nhàng da diết trong ca khúc này cứ theo dòng chảy thời gian mà lặng lẽ kể về làng quê ấy, với những kỉ niệm xa xưa...

Theo: Huy Hoàng

Tản mạn Cây tre Việt

lũy tre làng Việt Nam, vẻ đẹp văn hóa việt
Lũy tre làng

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng.

Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...

Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Nguồn: ngoisaoblog.com

Độc đáo: Chợ Chuộng - Đông Sơn Thanh Hóa

Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, nhân dân quanh vùng Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại háo hức chờ đến mùng 6 tết đến phiên chợ Chuộng để được “choảng nhau” bằng cà chua, trứng gà. Người nào bị “choảng” nhiều thì năm đó có nhiều may mắn.

chợ chuộng thanh hóa, văn hóa việt nam, nét đẹp thanh hóa

Từ sáng sớm người dân quanh vùng Đông, Triệu, Thiệu đã rồng rắn đến chợ, bắt đầu vào phiên chợ, mỗi người đều mua cho mình một túi cà chua đã chín đỏ làm “vũ khí” để “choảng nhau”. Sau trận “mưa” cà chua, trứng, quần áo nhiều người nào bê bết, vỏ cà chua vung vãi khắp chợ. Ngay cả những công an viên của xã cũng bị “choảng” cà chua.

Chợ Chuộng, họp trên bãi đất rộng khoảng hơn 1000 m2, ven sông Thiều thuộc địa phận làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cứ vào mùng 6 tháng giêng hàng năm, phiên chợ Chuộng lại diễn ra một lần, nhiều thanh niên đến chợ Chuộng chỉ để … ném cà chua, táo, trứng và những vật mềm khác vào người nhau để mong may mắn sẽ đến, buôn bán có lãi, mùa màng được bội thu.

vẻ đẹp việt nam, văn hóa việt

Người dân đã cất giấu vũ khí trong hàng hóa ở chợ. Giặc nghĩ đây là một phiên chợ bình thường nên mất cảnh giác, khi vị tướng phát lệnh, người dân đã dùng vũ khí giấu sẵn vùng lên khiến giặc không kịp trở tay. Từ đó để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết là người dân trong vùng lại về đây họp chợ.

 Theo những người cao niên sinh sống đây thì, không ai biết chợ có từ bao giờ, nhưng năm nào cũng họp một lần vào ngày mùng 6 tết, dù mưa, hay nắng đều đến chợ rất đông, chủ yếu vẫn là nam thanh, nữ tú đến đây để giao lưu. Chợ họp từ rất sớm đến khi hết người mới kết thúc, có năm đến tối mịt mới hết chợ./

Cây tre Văn hóa

 Ở đâu người ta cũng có thể thấy cây tre trên đất Việt, nó được gắn bó với cổ sử trong việc giữ gìn khỏi ngoại xâm, trong tay của vị Thánh Gióng. Nó được hình tượng trong văn hoá làng xóm bằng luỹ tre làng, nó được nhân hoá là con người chính trực, nó biểu trưng sức mạnh dẻo dai của con người dưới thử thách.

Không riêng gì tại Việt Nam, có thể thấy tại Nhật Bản, cùng với thông và mận, tre là một trong ba cây báo điềm lành.

Tại Trung Hoa, cây tre là một trong những yếu tố chính của hội họa đời Tống, phái Thiền tông trong Phật Giáo lấy nó để chiêm niệm về cành lá vô ưu, từ đó có ảnh hưởng nhiều trên tranh thuỷ mặc. Giống như nghệ thuật Zen của Nhật Bản, tại Trung Hoa các thiền sư vẽ tre không chỉ là một nghệ thuật: còn là rèn luyện tinh thần, tập chú để đổ rỗng, chú tâm để nhập định. Cây tre với hình thức tuyệt vời của nó: Dáng thẳng tắp chẳng có gì so sánh nổi, trong tư thế phóng lên trời với lòng không (rỗng đốt).

Cây tre trong đó có thể tìm gặp thấy hai ưu điểm, mềm mại như cánh hoa hồng, đó là nhân đức của tình thương; cứng rắn như kim cương, nhân đức của một con người tuân theo kỷ luật. Nó còn là hình ảnh của shunyâta, sự trống rỗng của trái tim - với Phật giáo, thậm chí với Đạo giáo, là biểu tượng của các đặc tính và mục đích của việc tu luyện. Trong thiền quán, người ta còn đọc ra nơi cây tre một dấu chỉ của sự bình an nội tại, bình an trong tâm hồn của chính mình để bình an cho khắp cả thiên hạ, sự bình an của nó biểu trưng nơi “cành lá vô ưu”.

Có một điều khác cũng không nên quên sức gợi của tiếng tre kẽo kẹt, một vài bậc hiền minh coi là tín hiệu của sự thông tuệ. Thiền sư Obaku Taiho (1691-1774) người Trung Hoa di cư sang Nhật Bản 1722, người chuyên vẽ về cây tre, ông đã đưa cây tre vào trong thiền quán với những dòng thư pháp một cách linh hoạt để gợi nhắc định tâm. Trong tác phẩm “Tre trong tuyết” được tác giả vẽ bằng mực trên lụa, vừa mềm mại vừa tỏ tính kiên trung dưới trời giá rét, những cành lá bắt chéo nhau như vòng tay nguyện cầu, song cũng có những chiếc lá đứng thẳng trên trời không, cũng giống như bàn tay khấn cầu đưa lên trong sự thống thiết. Những nét vẽ như một ngôn ngữ đích thực, với những gam màu, sự hoà quyện không gian và thụ tạo, chỉ bằng trực giác tinh tuyền mới có thể đạt đến được.

Tại nhiều miền văn hoá khác nhau, trong rừng sâu, người ta dùng tre để đốt lửa đuổi thú dữ, xua đuổi tà khí, nhờ những tiếng nổ từ những đốt tre nổ tung do bị bịt kín trong khi đốt làm nên những tiếng nổ xua đuổi.

Thường bụi tre rậm cũng biểu trưng cho sự trở ngại cổ điển, thường thấy trong tranh hình vẽ khu rừng tội lỗi mà chỉ có con hổ, biểu tượng quyền năng tinh thần của đạo Phật, mới vượt qua được. Một văn bản đời Đường đồng nhất cây tre với con rắn, hình như tre biến thành rắn là việc dễ dàng (hẳn là theo nghĩa lành).

Đối với người Bamoun và người Bamiléké, một khúc tre gọi là Guis (nụ cười) là một biểu tượng của niềm vui, niềm vui giản dị được sống, không bệnh tật, chẳng ưu tư.

Trong thời kỳ đồ đá, thanh tre được hơ cho rắn lại để làm nên những dụng cụ sắc bén, để cắt, để săn thú và có khi dùng để chặt. Công dụng của cây tre thì nhiều vô kể, cây tre làm nhà, làm giường làm tủ, làm rổ làm rá, cây tre dùng để câu cá, để làm bẫy, làm rọ, làm nơm… Trong văn hoá thì dùng làm bút, than làm mực, thanh tre làm bản ghi, làm tranh khắc… Cây tre trở thành mặt hàng công nghiệp xuất khẩu với các mặt hàng Mây, Tre, lá. Tính năng đa dạng của cây tre nói lên tinh thần tháo vát của người Việt từ bao đời nay. Không có khó khăn nào mà không vượt qua được. Nó đại diện cho sự chân thành mà không sáo rỗng, nó dùng để làm thân nhang tỏ niềm tri ân, nó dùng để làm nên ống để dẫn nước về làng, dùng làm nồi để nấu cơm, nướng thịt… Khắp cả cuộc sống cây tre đều có mặt, đơn giản nhưng không thể thiếu. Mộc mạc nhưng không thể vắng. Nó bao hàm nhiều tính chất tâm hồn thầm lặng mà kiên trung.

Nhiều nơi trên vùng cao nguyên, người dân tộc tại Việt nam dùng nó như những thanh nhạc làm nên chiếc đàn Tơ- rưng, dùng trong lễ hội. Là nhạc khí, cây trúc, được khoét rỗng, để bịt lại một đầu, làm nên cây sáo trúc, trẻ em chăn trâu thường dùng thổi những khúc nhạc đồng quê. Chỉ ở đây thôi, với những nhạc khí làm bằng tre đã thấy biểu lộ sự yên bình của một cõi tu trải dài trên Đất Việt.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Vẻ đẹp phố cổ Hội An

Hội An trở thành dấu son trên bản đồ du lịch không phải chỉ là những ngôi nhà cổ hay không gian hoài niệm. Nơi ấy có bề dày vẻ đẹp văn hóa đa dạng của thương cảng cổ từng ghi dấu mối giao lưu, tiếp biến nhiều nền văn hóa. Nơi đó là sự hòa trộn sự trải nghiệm cùng nết ăn, ở và sống, vui giữa thiên nhiên mơ mộng hay giữa những người từ làng hay lên phố.

Những chiếc đèn lồng lung linh, sắc nâu của nhà cổ và cả những đôi dép cói là hình ảnh đặc trưng của phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Đi dạo trên xe đạp, trong sớm mai hay những buổi chiều tà, bạn sẽ có cảm giác bình yên.

đèn lồng hội an, vẻ đẹp Hội an, vẻ đẹp việt
 Đèn lồng và xe đạp là hình ảnh quen thuộc ở Hội An.

nhà cổ hội an, vẻ đẹp Việt nam
Sắc nâu của nhà cổ, sắc đỏ của đèn lồng và màu xanh miên man của bầu trời.

Góc phố Hội an, vẻ đẹp Hội An
Du khách có thể tự tay làm một món quà tặng người thân.

đèn lồng Việt nam, vẻ đẹp Hội an
Ban ngày, đèn lồng rực rỡ khắp nơi…

chiều Hội an, vẻ đẹp chiều
… và lung linh khắp những con phố nho nhỏi xinh xắn.

Dãy phố hội an, nét đẹp Việt
Dạo phố bằng xe đạp cũng đem lại những niềm vui riêng.

Ngôi nhà cổ, việt nam độc đáo
Góc phố này đã xuất hiện trong phim : "Dòng máu anh hùng”.

sông nước Hội an, vẻ đẹp Hội an
Bạn có thể ngồi bên bến cảnh Hội An, ngắm nhìn những con thuyền lững lờ lướt qua.

tranh ảnh, nét đẹp Hội An, Việt nam
Hình ảnh con người Hội An được thể hiện ở những bức tranh bán tại các gallery ở Hội An.

dép Hội an, tre xanh Việt nam, vẻ đẹp Việt
Ngoài đèn lồng, những đôi dép cói cũng được du khách chọn làm quà cho người thân.

Không phải ngẫu nhiên Hội An luôn được bình chọn vào top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, bởi sở hữu cùng lúc các giá trị tổng hợp về biển, đảo và ẩm thực đường phố ngon thuộc hàng danh tiếng. Nhưng, chính công sức của nhân dân, những chủ nhân thực sự của di sản mới thực sự làm nên thương hiệu du lịch Hội An! Sức hấp dẫn của món bánh xèo, của mỳ Quảng, cao lầu... đã ngon miệng, no mắt lại càng làm say lòng người. Còn biển, đảo hoang sơ hút hồn vì sự sạch sẽ và nụ cười tươi tắn, thân thiện luôn nở trên môi người phố cũ…

Theo: Vnexpress

Núi Vọng Phu (Thanh Hóa): Biểu tượng chung thủy của người phụ nữ

Đến Thanh Hóa, bạn sẽ thấy trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20m giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu. Thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 3km về phía Tây Nam, nay là phường An Hoạch, Thành phố Thanh Hóa, hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá.

nét đẹp Thanh Hóa, vẻ đẹp Việt Nam


Núi Vọng Phu là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữa đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thuỷ chờ chồng đến hoá đá. Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời, bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn. Hai khối đá này tương tự hình người, từ xa khoảng 50km vẫn còn trông rõ hình tượng người mẹ hóa đá đang bồng đứa con, phóng tầm mắt ra biển khơi mong chờ người chồng trong vô vọng.

Tương truyền có 2 vợ chồng trẻ sanh được 1 đứa con gái 4 tuổi, một hôm người chồng bàn với vợ rằng ở trên núi cao có cây dó là đất đai của Bà Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc) rất linh thiêng, chàng muốn lên đó để tìm của kỳ nam mang về bán làm chút vốn làm ăn hầu thay đổi cuộc sống lam lũ hiện tại. Ðược vợ đồng ý chàng sửa soạn hành lý, trên lưng địu một gùi lương khô, tay cầm rìu, rựa, miệng ngậm ngãi từ biệt vợ con ra đi. Nhưng ngày qua tháng lại... chẳng thấy chàng trở về, hai mẹ con chiều chiều dắt nhau lên đầu núi ngóng trông rồi hóa đá thành núi Mẫu Tử.

Một tương truyền khác nói rằng ngày xưa có 2 vợ chồng tiều phu hiếm muộn đã đi cầu tự khắp các đền chùa, cuối cùng sinh được 1 cô gái dễ thương và qua năm sau sinh tiếp 1 cậu trai kháu khỉnh. Một ngày nọ 2 chị em róc mía ăn và tranh giành với nhau. Sao đó, đứa em lỡ tay làm trúng 1 dao lên đầu chị máu ra lai láng... vì sợ quá nên bỏ nhà trốn biệt. Cha mẹ tìm mãi vẫn không thấy con đâu, buồn khổ rồi qua đời, bỏ lại cô con gái chỉ có 1 mình bơ vơ nên cũng bỏ xứ ra đi. Ðứa em trai từ lúc bỏ chạy tới mé biển gặp một chiếc thuyền buôn, xin theo và sống rày đây mai đó... về sau trở thành một thương nhân khá giả. Một hôm chạnh lòng nhớ cố hương mới tìm đường trở về quê cũ, nhưng chẳng còn ai nên cũng bỏ ra đi. Ði đến một thung lũng chàng gặp một cô gái, 2 người thương nhau rồi kết thành vợ chồng sanh được 1 bé gái xinh đẹp gia đình sống rất đầm ấm hạnh phúc. Một hôm người vợ ngồi gội đầu... người chồng nhìn thấy 1 vết sẹo trên đầu vợ mới hỏi nguyên do, nàng thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện... Chàng chết điếng khi biết người đầu ấp tay gối bấy lâu nay chính là chị ruột của mình nên đau khổ bỏ đi. Nàng chẳng hiểu vì sao... mới nhờ người tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng thấy tăm hơi, cuối cùng bồng con lên núi ngóng trông rồi hóa thạch thành núi Mẹ Bồng Con.

Một huyền thoại khác kể rằng ngày xưa có một "chàng tuồi trẻ vốn dòng hào kiệt " yêu một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh phúc, nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra Kinh Ðô ứng thí. Khi nàng sanh được 1 đứa con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xâm lấn cõi bờ. Chàng trai đành xếp bút nghiên, từ tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu, những giọt lệ của nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra biển.

nét đẹp Thanh Hóa, văn hóa Việt Nam

Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thế mà trở thành biểu tượng đẹp, thành đề tài trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này.

Bao năm đâu quản gió mưa,
Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về,
Thời gian phai xóa lời thề,
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm.

(Bình Nguyên Lộc)

Hay :

Bồng con ngồi dựa trên non
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông

Riêng những người đi biển thì lại có cách nhì khác, họ đã thánh hóa nàng Vọng Phu thành một Nữ Thần luôn giúp đỡ họ trong cuộc hành trình:

Lạy Bà, Bà cả gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà lên
Lạy Bà, Bà nổi gió nồm
Chồng Bà ở Quảng giong buồm theo vô

Bonus: Người đàn bà hóa đá (Bức Tường)

Nguồn: Tổng hợp

Bài học từ Cây Tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt, tre xanh việt nam
Cây tre trăm đốt
Việt Nam có một kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú. Các đề tài thường được khai thác trực tiếp từ những sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Mỗi câu chuyện thường chứa đựng trong nó một hoặc nhiều thông điệp tâm linh sâu sắc. Trong đó những giá trị nhân văn căn bản như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá ,xảo quyệt, tiêu diệt cái ác...thường được lấy làm trọng tâm.

Một câu chuyện được nhiều người Việt biết đến đã thể hiện được cách nhìn nhận của người Việt xưa về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (*). Câu chuyện với tên gọi truyện “Cây tre trăm đốt” kể về một chàng nông dân nghèo tên Khoai. Ngay từ khi còn nhỏ, do nhà nghèo Khoai đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có trong vùng. Tính Khoai ngay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anh được nhiều người quý mến. Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt. Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn. Hắn nói với anh Khoai rằng hắn hứa sẽ gả cô con gái út của hắn cho anh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ cho hắn trong mấy  năm tới. Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗi ngày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ.

Nhiều năm qua đi, đến khi con gái út của địa chủ đến tuổi lấy chồng , tên địa chủ đã tráo trở hứa hôn con gái lão với một tên công tử giàu có khác ở làng bên. Khi Khoai tìm đến hỏi lão về lời hứa năm xưa, bụng dạ thâm độc của tên địa chủ lại nghĩ ra một mưu kế khác để lừa anh Khoai. Hắn vờ vỗ về Khoai và đặt ra một điều kiện thử thách, yêu cầu anh Khoai vào rừng chặt về cho hắn một cây tre có một trăm đốt tre để làm lễ cưới. Chàng Khoai ngây thơ và cả tin lại một lần nữa xách dao vào rừng tìm đốn cây tre trăm đốt.

Nhiều ngày trôi qua lùng sục khắp núi rừng ,Khoai vẫn chưa tìm được cây tre nào có đủ trăm đốt để chặt về cho tên địa chủ. Đến lúc này Khoai mới sực tỉnh ngộ và nhận ra rằng mình đã bị tay địa chủ lừa vào rừng đốn cây tre mà tên địa chủ vốn đã biết trước là không thể nào có. Cay đắng và buồn tủi sau nhiều năm chịu khổ nhục mà chẳng được gì, Khoai chỉ còn biết ôm mặt mà ngồi khóc.

Ngay khi đó, một ông lão dáng người phúc hậu đi đến và hỏi thăm anh Khoai vì sao anh lại khóc. Khoai thành thật kể rõ sự tình. Ông lão nghe xong khẽ mỉm cười và bảo anh Khoai “Con hãy chặt về đây cho ta một trăm đốt tre rồi ta sẽ giúp con”. Nhanh nhẹn và tháo vát, Khoai chặt một loáng về đủ một trăm đốt tre cho ông lão. Lúc này ông lão khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” (**) thì kì diệu thay một trăm đốt tre rời gắn liền lại với nhau thành một cây tre có đủ một trăm đốt. Ông lão đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất” (***) thì ngay lập tức một trăm đốt của cây tre tự tách rời nhau ra. “Con là một người lương thiện, ta tặng con hai câu thần chú này”, ông lão nói với Khoai. Anh Khoai khi đó mới nhận ra ông lão kia là một bậc thần tiên hiện ra giúp đỡ, anh chân thành dập đầu tạ ơn ,sau đó bó một trăm đốt tre mang về.

Anh Khoai về đến sân nhà tên địa chủ thì đúng ngay lúc tên địa chủ đang cho hai họ tổ chức lễ ăn hỏi giữa con gái út của lão và công tử giàu có làng bên. Khoai đi thẳng đến trước mặt tên địa chủ và nói anh đã tìm được cây tre trăm đốt, đang để ngoài sân, anh muốn tên địa chủ thực hiện lời hứa. Tên địa chủ xảo quyệt cười khinh khỉnh không tin và sau khi ra sân nhìn thấy bó tre hắn càng khoái trá cười lăn lộn. “Tao bảo mày tìm cây tre trăm đốt chứ có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu”, hắn cười nhạo báng Khoai. Nhiều người họ hàng tham dự, cùng bọn nhà giàu làng bên trước tình cảnh đó cũng hùa theo tên địa chủ mà thay nhau nhục mạ Khoai. Thay vì phải tỏ ra bất bình trước sự trí trá lật lọng của tên địa chủ, một số còn ủng hộ và lấy Khoai ra để làm một tên hề mà nhạo báng.

Khoai khi đó mới khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” và liền tức thì một trăm đốt tre gắn liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Điều kì lạ hơn là cả tên địa chủ và rất nhiều người lúc nãy vây quanh bó tre mà thay nhau cười nhạo anh Khoai cũng đều bị dính liền chung với một trăm đốt tre kia. Cả một đám người bấy giờ chuyển sang kêu la, than khóc van xin anh Khoai thả xuống khi mà cây tre dựng đứng lên cao vót. Vẻ mặt tên địa chủ cùng đám người hùa theo tái mét kinh hãi. Cả đám bị treo lủng lẳng trên thân tre một lúc lâu. Khoai khi đó hỏi lại tên địa chủ về lời hứa gả con gái cho Khoai. Tên địa chủ sợ hãi xin tha và nói sẽ lập tức thực thi lời hứa. Anh Khoai khẽ đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất”, cây tre tách rời ra một trăm đốt và đám người kia được thả lại xuống đất. Khoai cuối cùng cũng đã cưới được cô gái út đúng như những gì anh xứng đáng được hưởng.

Câu truyện trên đã có một kết thúc tốt đẹp. Người lương thiện sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi trải qua nhiều khổ nạn. Kẻ ác tâm cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh sự trừng phạt. Tên địa chủ tượng trưng cho điều bất hảo. Chúng ta ,ngay trong chính xã hội hiện đại văn minh này, thường xuyên cũng bắt gặp khá nhiều kẻ giống như tên địa chủ trong truyện, và cũng không lạ khi chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều người dù biết là điều xấu ác nhưng vẫn hùa theo ủng hộ mà hắt hủi lại những con người lương thiện. Tuy nhiên mọi việc chúng ta chọn lực và thực hiện hôm nay đều sẽ phải nhận lại báo ứng trong ngày mai. Chúng ta đứng về lẽ phải, về điều thiện, về sự nhẫn nại vươn lên thì chúng ta sẽ có được tương lai hạnh phúc. Chúng ta chọn cái xấu ác hay đứng sang ủng hộ cho cái xấu ác mà làm hại người lương thiện thì chúng ta sẽ nhận lại điều bất hạnh cho chính mình trong tương lai.

Tuy vậy, như trong đoạn kết câu chuyện, anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất” để giải phóng những kẻ xấu bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ đã tỏ ra hối cải. Lúc nào cũng vậy, luôn vẫn còn có một lựa chọn mang tính thiện giải cho mọi sự. Nhưng điều này cũng chỉ có thể xảy đến cho những ai biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn.


(*) thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo : người làm điều thiện sẽ nhận lại được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận lại được cái ác.
(**) khắc nhập, khắc nhập : nhập lại ngay tức khắc, nhập lại ngay tức khắc
(***) khắc xuất, khắc xuất : xuất ra ngay tức khắc, xuất ra ngay tức khắc

Bóng tre trùm mát rượi

tre việt nam. vẻ đẹp việt nam
Lũy tre

Mỗi khi nghĩ tới quê hương trong tâm trí mỗi người Việt Nam ta lại hiện lên thấp thoáng những cánh đồng với cánh cò bay lả bay la, với những lũy tre làng tỏa bóng râm mát, với cánh võng trưa hè kẽo kẹt gió đưa, với hàng cau bên hiên nhà thoảng đưa hương dìu dịu…

 Từ xa xưa, cây tre đã gắn bó với cảnh vật, với nếp sống, nếp nghĩ và cả nếp văn hóa Việt Nam bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai mà cứng cỏi trước gió bão thiên tai, trước trộm đạo, giặc cướp, giặc ngoại xâm- nhân tai. Làng quê Việt Nam với những rặng tre rợp bóng quanh làng,nghiêng xuống nơi bờ ao tạo nên nép đẹp bình yên. Không thể kể hết sự gần gụi và tính đắc dụng của tre đối với người nông dân Việt Nam. Tre làm nhà cửa- vì kèo, phiên liếp, vách tường… Tre làm vô số vật dụng cho nhà nông – cán cuốc, cán dao, cái bừa, cái cào, cái ách quàng lên cổ con trâu, cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đơm cái đó, cái bè cái mảng, cái đòn gánh cong cong, đôi quang gánh đung đưa cho bà cho cô đi chợ, cho nặng trĩu bó mạ, gánh phân ra đồng, cho lúa chín mẩy mình chắc hạt từ đồng về nhà. “ Cối xay tre ngàn đời quay xay nắm thóc” Cầu ao tre cho người giặt giũ, cho trẻ nô đùa tắm mát. Cầu tre bắc qua con mương, con kênh. Mấy nhịp cầu tre để đôi lứa yêu nhau, cởi áo cho nhau về nhà mẹ hỏi – qua cầu gió bay. Khung cửi tre, cái xa quay sợi để “ bên anh đọc sách bên nàng quay tơ”. Tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người lao động thật giản dị, đơn sơ mà tha thiết, thủy chung làm sao. Tre từng được dùng để làm ra các đồ gia dụng trong nhà. Nhỏ bé như cái tăm tre, mỏng mảnh như cái lạt mềm buộc chặt. Rồi rổ, rá, giần, sàng, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước. Thoáng đãng mà chắc chắn là cái chạn tre. Thoáng đãng mà mát mẻ là cái chõng tre, cái quạt nan tre, để rồi vợ chồng như đũa có đôi…Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của con người đóng cọc tre, gánh đất đá đắp bồi nên những con đê, còn có công sức của bụi tre giữ đất, chống xói mòn. Khi đất nước có giặc ngoại xâm những bụi tre đằng ngà, những cung, nỏ, bàn chông, gậy tầm vông vạt nhọn đã là chứng tích đi vào lịch sử. Những chiều quê êm ả, cánh diều trẻ thơ, tiếng sáo chăn trâu gọi ta về với quê cha đất tổ. Ấm áp thay là quê hương. Sâu nặng thay là quê hương. Ngay Tết giá như ta còn ông bà để trở về quê. Tết quê xưa, ngày cuối năm hay còn gọi là bữa trừ tịch trước cửa nhà dựng một cây tre, trên buộc giỏ bằng tre, trong giỏ bỏ trầu cau vôi, bên giỏ có giấy vàng giấy bạc. Người xưa treo lên cây nêu nào là khánh là chuông nhà Phật, để cho biết ở đây có Phật độ trì ma tà quỷ dữ tránh xa, bình an đến với mọi nhà. Ngay 7 tháng Giêng hạ cây nêu, gọi là triệt hạ. Bao nợ nần, bao tranh dành trong khoảng thời gian này tạm gác, đợi qua ngày hạ nêu. Giữa bao thiết bị, vật dụng hiện đại hôm nay, ta vẫn gặp đâu đó, không nhiều, những đồ dùng bằng tre. Nhưng cây nêu ngày tết không còn nữa. Một mỹ tục đậm bản sắc dân tộc, một hành vi mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp, hướng con người đến với cái thiện như thế đã vắng bóng.

Cây tre cứng mà mềm mại, uốn cong mà vẫn thẳng thắn, đổ mà không gãy, lá nhỏ mà bóng rợp, luôn vươn lên xanh tươi dù ở nơi đất cằn sỏi đá. Tre không sống lẻ loi mà cả bụi tre, rặng tre, có măng tre, búp tre tay tre, cây tre già, cây tre đực. Gốc liền gốc, rễ đan vào rễ. Trước cuồng phong, thân tre uốn lượn, quăng lên quật xuống theo chiều gió. Tre chịu trốc cả gốc rễ, ngã xuống cả thân cây, bụi cây.Tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử theo quan niệm của các nhà nho phương Đông. Cây tre là một biểu tượng điển hình của nguyên lý cương nhu phối triển, của một nhân cách, một lối sống cao thượng, nhân hòa. Lòng tre rỗng không được ngăn cách với bên ngoài bằng từng đốt tre bịt kín. Tâm của người quân tử trong sáng, không chứa đựng một vọng niệm ác ý nào như tâm của cây tre vậy.                               

Có mặt ở nhiều nước châu Á từ xa xưa,cây tre cũng gắn bó thân thiết với người dân Việt từ ngàn năm rồi. Cây tre là biểu trưng cho tính chất bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu vắng cây tre? Cuộc sống đã hiện đại mà sẽ ngày một hiện đại. Thành phố đang trải dài, mở rộng. Các khu đô thị, khu công nghiệp đang mọc lên trên những cánh đồng. Những nhà ngói, nhà tầng đang thay dần ở nông thôn. Xi măng, sắt thép, gạch đá là nguyên vật liệu xây dựng nhà cửa. Đồ gỗ, đồ dùng nhôm nhựa đa dạng, tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày. Phạm vi sử dụng của tre thu nhỏ lại. Những con đường liên thôn, liên xã, nối liền các huyện đã và đang được bê tông hóa hình như không phù hợp với nhứng rặng tre làng. Bóng tre nhỏ đi. Cây tre gần gũi thân thiết bao đời nay người quên kẻ nhớ. Chen giữa những ồn ã phố phường, giữa bao bụi bặm công nghiệp, cây tre – những sản phẩm từ tre vẫn một vóc dáng riêng. Nhiều nước châu Á vẫn phát triển trồng tre và chế biến tre. Tre bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông. Tre mọc ken dày có thể giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Nước ta cũng như nhiều nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Tre đã được sử dụng làm những căn nhà cao tầng cùng với các loại vật liệu khác.Nhà kính khung tre, bàn máy tính bằng tre, ván trượt lướt sóng bằng tre và quen thuộc hơn cả vẫn là đồ dùng nội thất bằng mây tre. Bàn ghế, giừơng tủ tre nhiều kiểu dáng sinh động, trông thanh mảnh mà cứng cáp vẫn được dùng trong gia đình và xuất khẩu. Người dùng đồ đạc bằng tre mang nhiều chất nghệ sĩ trong cách sống của mình. Một căn phòng với bàn ghế tre,  chụp đèn đan bằng tre, trải chiếu cói, cắm hoa sen trong lọ sành…một phong cách riêng ấn tượng. Một quán ăn buông mành tre, ốp tường tre, chõng tre, chiếu cói, cả đến khung ảnh trên tường, đèn lồng…tất cả đều sử dụng vật liệu dân gian tạo một cảm giác ấm áp khó quên. Nhu cầu về tre hạn hẹp lại nhưng tinh xảo hơn. Hình tượng cây tre là nguồn cảm hứng bất tận để người nghệ sĩ gửi gắm tâm hồn và tư duy sáng tạo nghệ thuật. và tranh tre là một loại hình như vậy. Các tranh dân gian như Đánh ghen, Đám cưới chuột, Hứng dừa, đấu vật, tranh tứ quý, phang cảnh, tĩnh vật... được cắt hình tạo mẫu bằng tre. Phong cảnh đồng quê, các cảnh sinh hoạt nông thôn cũng được các nghệ nhân đưa vào tranh tre tạo nên những nét đẹp mới. Tranh tre đem đến cảm xúc thân thuộc, bình dị, đem lại sự tĩnh lặng, thư thái hồn người. Một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh thu nhỏ trong chậu, thu nhỏ nơi góc hòn non bộ. Cái tăm tre nhỏ xíu vẫn được ưa chuộng nhiều nhất dẫu bây giờ đã có tăm gỗ, tăm nhựa. Dóc tăm ra xỉa kẽ răng, cọ chân răng thường xuyên như các cụ ta xưa thì răng vẫn trắng đẹp. Rồi còn nữa lạt tre gói bánh chưng xanh quanh năm và ba ngày tết, cái giần,cái sàng cho hạt gạo nhà nông, chiếc đòn gánh cho người lao động. Cái đòn gánh của “ cái cò lặn lội bờ sông / gánh gaol đưa chồng tiếng khóc nỉ non” trong ca dao xưa vẫn tảo tần trên đôi vai người phụ nữ. Cải mảnh đòn tre dẻo bền, êm ái không gì thay thế được. Cái gánh khó gánh nghèo theo mẹ theo chị trên đồng, trên chợ, ra ngoài thành phố nhẫn nhịn nuôi cái cùng con. Xin hãy nhẹ tay khi giằng đi, quằng đi cây đòn gánh buốt đôi vai, bóng mồ hôi của mẹ kiếm tiền nuôi cái chữ cho con nên người. Xin hãy đừng quên ta vốn gốc người nhà quê kẻ chợ, bờ ruộng, nếp nhà, bóng mát bụi tre. 

Việt Nam, đất nước bốn mùa xanh tươi cây cối. Ngàn con mắt lá, ngàn tiếng rì rào. Cây nói lời của mình với mỗi chúng ta. Cây tre Việt nam, tiếng nói Việt Nam đưa ta về với cội nguồn, với giản dị, yêu thương.

Theo: Bùi Kim Anh
 
Liên kết : Fanpage | Google+ | Twitter
Copyright © 2013. Test Blogger - All Rights Reserved
Designed by Thanh Vaga Published by Vẻ đẹp Việt Nam
Proudly powered by Blogger