Hiển thị các bài đăng có nhãn tu-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tu-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

Thăng trầm cây tre

tre việt nam, vẻ đẹp việt
Cây tre

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ xa xưa để đánh bắt một số loại hải sản, thì ở Australia hiện nay, môn thể thao khá phổ biến là lướt sóng biển bằng ván gần đây có nét mới: loại ván trượt được ưa chuộng được làm bằng tre phủ một lớp nhựa epoxy bằng công nghệ cao.

Đất nước Triều Tiên từ xa xưa cũng đã sử dụng tre, nứa trong đời sống. Loại muối tre có tên là Chukyom được dùng ở nước này từ khoảng 1.000 năm, loại muối này còn được hoà tan vào nước dùng như một thứ thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Người ta cho muối vào ống tre, dùng một loại đất sét đặc biệt bịt kín lại rồi nung trong nồi đất kín trong một khoảng thời gian xác định thu được một hỗn hợp. Hỗn hợp này hiện còn được chế biến, đưa cả vào kem đánh răng (hiện đang bán phổ biến trên thị trường VN với tên thương mại là Bamboo Salt). Gần VN hơn là Indonesia, đất nước có nhiều tương đồng với VN về văn hoá. Một số nơi ở nước này, như ở đảo Bali đang phát triển trồng và chế biến tre. Tre đã được sử dụng để làm những căn nhà cao tới 8 m (dùng kèm với các loại vật liệu nhẹ khác) - một dạng nhà kính khung tre, và một số đồ nội thất khác như bàn máy tính bằng tre. Một tổ chức có tên là Tre bảo vệ môi trường đã ra đời ở đảo Bali nhằm cổ vũ cho việc trồng tre và sử dụng sản phẩm từ tre trong đời sống. Tổ chức này hiện có hơn 80 giống tre đã và đang cung cấp rất nhiều cây giống tới nhiều vùng ở Indonesia, cùng với phương pháp chăm sóc tre với những ưu điểm là giá thành thấp, có khả năng chống côn trùng, nấm mốc cho tre. Tổ chức này tin rằng mình đang đi đúng hướng, khi mà hiện nay nhu cầu tiêu thụ gỗ toàn thế giới đang lớn hơn mức cung, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều cánh rừng biến mất. Cũng dùng tre để làm nhà, nhưng ở Hồng Kông còn có những ngôi nhà cao tới 40 tầng đã được dựng với vật liệu chủ yếu là tre. Trong tương lai gần ở Hồng Kông sẽ mọc lên nhiều ngôi nhà có khung bằng tre đã qua xử lý đặc biệt.

Thái Lan có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm tre. Sản phẩm phụ của một số nhà máy như thế lại trở thành nguyên liệu cho dân trong vùng nơi có nhà máy chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tre cũng được trồng từ lâu ở Nepan, ấn Độ, và ngày càng được coi trọng vì độ bền và tính hiệu dụng trong cuộc sống người dân ở đây. Nước ta cũng như một số nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Đã có một thời, tre và một số cây thuộc họ tre đã được chúng ta phát triển để chế biến XK. Khi thị trường truyền thống với hàng mây tre VN là Liên Xô và các nước Đông Âu không còn, ngành thủ công mỹ nghệ mây tre lạc hậu và công nghệ của ta đã suy sụp. Sau một số năm, khi mà các rặng tre làng đã trở nên “hiếm”, thì tre nứa chỉ còn được dùng chủ yếu làm nguyên liệu giấy và sử dụng với nhu cầu nhỏ ở thôn quê, chỉ một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh được coi là “có giá trị kinh tế”. Gần đây cây tre đã được quan tâm trở lại. Còn việc nghiên cứu cải tạo giống tre trúc không biết bao giờ mới được tiến hành. Phong trào trồng cây luồng ở một số địa phương gần đây là một tín hiệu đáng mừng. Cây tre, loại cây mà có thời gần gũi với người Việt Nam cũng như cây lúa, hi vọng sẽ tìm lại được vị thế xứng đáng của nó.

Theo Đỗ Minh Đức - Diễn dàn doanh nghiệp

Cây tre Việt nam

tre việt nam
Tre xanh Việt Nam

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long... Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:”con cò là cò bay lả, lả bay la….”,làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao! Như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre. Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ.

Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước…
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:”nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Theo: ngoisaoblog.com

Tản mạn Cây tre Việt

lũy tre làng Việt Nam, vẻ đẹp văn hóa việt
Lũy tre làng

Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng.

Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...

Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Nguồn: ngoisaoblog.com

Cây tre Văn hóa

 Ở đâu người ta cũng có thể thấy cây tre trên đất Việt, nó được gắn bó với cổ sử trong việc giữ gìn khỏi ngoại xâm, trong tay của vị Thánh Gióng. Nó được hình tượng trong văn hoá làng xóm bằng luỹ tre làng, nó được nhân hoá là con người chính trực, nó biểu trưng sức mạnh dẻo dai của con người dưới thử thách.

Không riêng gì tại Việt Nam, có thể thấy tại Nhật Bản, cùng với thông và mận, tre là một trong ba cây báo điềm lành.

Tại Trung Hoa, cây tre là một trong những yếu tố chính của hội họa đời Tống, phái Thiền tông trong Phật Giáo lấy nó để chiêm niệm về cành lá vô ưu, từ đó có ảnh hưởng nhiều trên tranh thuỷ mặc. Giống như nghệ thuật Zen của Nhật Bản, tại Trung Hoa các thiền sư vẽ tre không chỉ là một nghệ thuật: còn là rèn luyện tinh thần, tập chú để đổ rỗng, chú tâm để nhập định. Cây tre với hình thức tuyệt vời của nó: Dáng thẳng tắp chẳng có gì so sánh nổi, trong tư thế phóng lên trời với lòng không (rỗng đốt).

Cây tre trong đó có thể tìm gặp thấy hai ưu điểm, mềm mại như cánh hoa hồng, đó là nhân đức của tình thương; cứng rắn như kim cương, nhân đức của một con người tuân theo kỷ luật. Nó còn là hình ảnh của shunyâta, sự trống rỗng của trái tim - với Phật giáo, thậm chí với Đạo giáo, là biểu tượng của các đặc tính và mục đích của việc tu luyện. Trong thiền quán, người ta còn đọc ra nơi cây tre một dấu chỉ của sự bình an nội tại, bình an trong tâm hồn của chính mình để bình an cho khắp cả thiên hạ, sự bình an của nó biểu trưng nơi “cành lá vô ưu”.

Có một điều khác cũng không nên quên sức gợi của tiếng tre kẽo kẹt, một vài bậc hiền minh coi là tín hiệu của sự thông tuệ. Thiền sư Obaku Taiho (1691-1774) người Trung Hoa di cư sang Nhật Bản 1722, người chuyên vẽ về cây tre, ông đã đưa cây tre vào trong thiền quán với những dòng thư pháp một cách linh hoạt để gợi nhắc định tâm. Trong tác phẩm “Tre trong tuyết” được tác giả vẽ bằng mực trên lụa, vừa mềm mại vừa tỏ tính kiên trung dưới trời giá rét, những cành lá bắt chéo nhau như vòng tay nguyện cầu, song cũng có những chiếc lá đứng thẳng trên trời không, cũng giống như bàn tay khấn cầu đưa lên trong sự thống thiết. Những nét vẽ như một ngôn ngữ đích thực, với những gam màu, sự hoà quyện không gian và thụ tạo, chỉ bằng trực giác tinh tuyền mới có thể đạt đến được.

Tại nhiều miền văn hoá khác nhau, trong rừng sâu, người ta dùng tre để đốt lửa đuổi thú dữ, xua đuổi tà khí, nhờ những tiếng nổ từ những đốt tre nổ tung do bị bịt kín trong khi đốt làm nên những tiếng nổ xua đuổi.

Thường bụi tre rậm cũng biểu trưng cho sự trở ngại cổ điển, thường thấy trong tranh hình vẽ khu rừng tội lỗi mà chỉ có con hổ, biểu tượng quyền năng tinh thần của đạo Phật, mới vượt qua được. Một văn bản đời Đường đồng nhất cây tre với con rắn, hình như tre biến thành rắn là việc dễ dàng (hẳn là theo nghĩa lành).

Đối với người Bamoun và người Bamiléké, một khúc tre gọi là Guis (nụ cười) là một biểu tượng của niềm vui, niềm vui giản dị được sống, không bệnh tật, chẳng ưu tư.

Trong thời kỳ đồ đá, thanh tre được hơ cho rắn lại để làm nên những dụng cụ sắc bén, để cắt, để săn thú và có khi dùng để chặt. Công dụng của cây tre thì nhiều vô kể, cây tre làm nhà, làm giường làm tủ, làm rổ làm rá, cây tre dùng để câu cá, để làm bẫy, làm rọ, làm nơm… Trong văn hoá thì dùng làm bút, than làm mực, thanh tre làm bản ghi, làm tranh khắc… Cây tre trở thành mặt hàng công nghiệp xuất khẩu với các mặt hàng Mây, Tre, lá. Tính năng đa dạng của cây tre nói lên tinh thần tháo vát của người Việt từ bao đời nay. Không có khó khăn nào mà không vượt qua được. Nó đại diện cho sự chân thành mà không sáo rỗng, nó dùng để làm thân nhang tỏ niềm tri ân, nó dùng để làm nên ống để dẫn nước về làng, dùng làm nồi để nấu cơm, nướng thịt… Khắp cả cuộc sống cây tre đều có mặt, đơn giản nhưng không thể thiếu. Mộc mạc nhưng không thể vắng. Nó bao hàm nhiều tính chất tâm hồn thầm lặng mà kiên trung.

Nhiều nơi trên vùng cao nguyên, người dân tộc tại Việt nam dùng nó như những thanh nhạc làm nên chiếc đàn Tơ- rưng, dùng trong lễ hội. Là nhạc khí, cây trúc, được khoét rỗng, để bịt lại một đầu, làm nên cây sáo trúc, trẻ em chăn trâu thường dùng thổi những khúc nhạc đồng quê. Chỉ ở đây thôi, với những nhạc khí làm bằng tre đã thấy biểu lộ sự yên bình của một cõi tu trải dài trên Đất Việt.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Núi Vọng Phu (Thanh Hóa): Biểu tượng chung thủy của người phụ nữ

Đến Thanh Hóa, bạn sẽ thấy trên đỉnh núi Nhồi một cột đá đứng sững cao khoảng 20m giống hình người phụ nữ ôm con, dân địa phương gọi là hòn Vọng Phu. Thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 3km về phía Tây Nam, nay là phường An Hoạch, Thành phố Thanh Hóa, hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá.

nét đẹp Thanh Hóa, vẻ đẹp Việt Nam


Núi Vọng Phu là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữa đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thuỷ chờ chồng đến hoá đá. Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời, bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn. Hai khối đá này tương tự hình người, từ xa khoảng 50km vẫn còn trông rõ hình tượng người mẹ hóa đá đang bồng đứa con, phóng tầm mắt ra biển khơi mong chờ người chồng trong vô vọng.

Tương truyền có 2 vợ chồng trẻ sanh được 1 đứa con gái 4 tuổi, một hôm người chồng bàn với vợ rằng ở trên núi cao có cây dó là đất đai của Bà Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc) rất linh thiêng, chàng muốn lên đó để tìm của kỳ nam mang về bán làm chút vốn làm ăn hầu thay đổi cuộc sống lam lũ hiện tại. Ðược vợ đồng ý chàng sửa soạn hành lý, trên lưng địu một gùi lương khô, tay cầm rìu, rựa, miệng ngậm ngãi từ biệt vợ con ra đi. Nhưng ngày qua tháng lại... chẳng thấy chàng trở về, hai mẹ con chiều chiều dắt nhau lên đầu núi ngóng trông rồi hóa đá thành núi Mẫu Tử.

Một tương truyền khác nói rằng ngày xưa có 2 vợ chồng tiều phu hiếm muộn đã đi cầu tự khắp các đền chùa, cuối cùng sinh được 1 cô gái dễ thương và qua năm sau sinh tiếp 1 cậu trai kháu khỉnh. Một ngày nọ 2 chị em róc mía ăn và tranh giành với nhau. Sao đó, đứa em lỡ tay làm trúng 1 dao lên đầu chị máu ra lai láng... vì sợ quá nên bỏ nhà trốn biệt. Cha mẹ tìm mãi vẫn không thấy con đâu, buồn khổ rồi qua đời, bỏ lại cô con gái chỉ có 1 mình bơ vơ nên cũng bỏ xứ ra đi. Ðứa em trai từ lúc bỏ chạy tới mé biển gặp một chiếc thuyền buôn, xin theo và sống rày đây mai đó... về sau trở thành một thương nhân khá giả. Một hôm chạnh lòng nhớ cố hương mới tìm đường trở về quê cũ, nhưng chẳng còn ai nên cũng bỏ ra đi. Ði đến một thung lũng chàng gặp một cô gái, 2 người thương nhau rồi kết thành vợ chồng sanh được 1 bé gái xinh đẹp gia đình sống rất đầm ấm hạnh phúc. Một hôm người vợ ngồi gội đầu... người chồng nhìn thấy 1 vết sẹo trên đầu vợ mới hỏi nguyên do, nàng thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện... Chàng chết điếng khi biết người đầu ấp tay gối bấy lâu nay chính là chị ruột của mình nên đau khổ bỏ đi. Nàng chẳng hiểu vì sao... mới nhờ người tìm kiếm khắp nơi nhưng chẳng thấy tăm hơi, cuối cùng bồng con lên núi ngóng trông rồi hóa thạch thành núi Mẹ Bồng Con.

Một huyền thoại khác kể rằng ngày xưa có một "chàng tuồi trẻ vốn dòng hào kiệt " yêu một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh phúc, nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra Kinh Ðô ứng thí. Khi nàng sanh được 1 đứa con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xâm lấn cõi bờ. Chàng trai đành xếp bút nghiên, từ tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu, những giọt lệ của nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra biển.

nét đẹp Thanh Hóa, văn hóa Việt Nam

Hình ảnh núi Vọng Phu cũng vì thế mà trở thành biểu tượng đẹp, thành đề tài trong các câu hát dân gian xưa cũng như trong những sáng tác văn chương nhạc hoạ của các nghệ sĩ sau này.

Bao năm đâu quản gió mưa,
Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về,
Thời gian phai xóa lời thề,
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm.

(Bình Nguyên Lộc)

Hay :

Bồng con ngồi dựa trên non
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông

Riêng những người đi biển thì lại có cách nhì khác, họ đã thánh hóa nàng Vọng Phu thành một Nữ Thần luôn giúp đỡ họ trong cuộc hành trình:

Lạy Bà, Bà cả gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà lên
Lạy Bà, Bà nổi gió nồm
Chồng Bà ở Quảng giong buồm theo vô

Bonus: Người đàn bà hóa đá (Bức Tường)

Nguồn: Tổng hợp

Bài học từ Cây Tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt, tre xanh việt nam
Cây tre trăm đốt
Việt Nam có một kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú. Các đề tài thường được khai thác trực tiếp từ những sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Mỗi câu chuyện thường chứa đựng trong nó một hoặc nhiều thông điệp tâm linh sâu sắc. Trong đó những giá trị nhân văn căn bản như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá ,xảo quyệt, tiêu diệt cái ác...thường được lấy làm trọng tâm.

Một câu chuyện được nhiều người Việt biết đến đã thể hiện được cách nhìn nhận của người Việt xưa về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (*). Câu chuyện với tên gọi truyện “Cây tre trăm đốt” kể về một chàng nông dân nghèo tên Khoai. Ngay từ khi còn nhỏ, do nhà nghèo Khoai đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có trong vùng. Tính Khoai ngay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anh được nhiều người quý mến. Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt. Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn. Hắn nói với anh Khoai rằng hắn hứa sẽ gả cô con gái út của hắn cho anh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ cho hắn trong mấy  năm tới. Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗi ngày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ.

Nhiều năm qua đi, đến khi con gái út của địa chủ đến tuổi lấy chồng , tên địa chủ đã tráo trở hứa hôn con gái lão với một tên công tử giàu có khác ở làng bên. Khi Khoai tìm đến hỏi lão về lời hứa năm xưa, bụng dạ thâm độc của tên địa chủ lại nghĩ ra một mưu kế khác để lừa anh Khoai. Hắn vờ vỗ về Khoai và đặt ra một điều kiện thử thách, yêu cầu anh Khoai vào rừng chặt về cho hắn một cây tre có một trăm đốt tre để làm lễ cưới. Chàng Khoai ngây thơ và cả tin lại một lần nữa xách dao vào rừng tìm đốn cây tre trăm đốt.

Nhiều ngày trôi qua lùng sục khắp núi rừng ,Khoai vẫn chưa tìm được cây tre nào có đủ trăm đốt để chặt về cho tên địa chủ. Đến lúc này Khoai mới sực tỉnh ngộ và nhận ra rằng mình đã bị tay địa chủ lừa vào rừng đốn cây tre mà tên địa chủ vốn đã biết trước là không thể nào có. Cay đắng và buồn tủi sau nhiều năm chịu khổ nhục mà chẳng được gì, Khoai chỉ còn biết ôm mặt mà ngồi khóc.

Ngay khi đó, một ông lão dáng người phúc hậu đi đến và hỏi thăm anh Khoai vì sao anh lại khóc. Khoai thành thật kể rõ sự tình. Ông lão nghe xong khẽ mỉm cười và bảo anh Khoai “Con hãy chặt về đây cho ta một trăm đốt tre rồi ta sẽ giúp con”. Nhanh nhẹn và tháo vát, Khoai chặt một loáng về đủ một trăm đốt tre cho ông lão. Lúc này ông lão khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” (**) thì kì diệu thay một trăm đốt tre rời gắn liền lại với nhau thành một cây tre có đủ một trăm đốt. Ông lão đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất” (***) thì ngay lập tức một trăm đốt của cây tre tự tách rời nhau ra. “Con là một người lương thiện, ta tặng con hai câu thần chú này”, ông lão nói với Khoai. Anh Khoai khi đó mới nhận ra ông lão kia là một bậc thần tiên hiện ra giúp đỡ, anh chân thành dập đầu tạ ơn ,sau đó bó một trăm đốt tre mang về.

Anh Khoai về đến sân nhà tên địa chủ thì đúng ngay lúc tên địa chủ đang cho hai họ tổ chức lễ ăn hỏi giữa con gái út của lão và công tử giàu có làng bên. Khoai đi thẳng đến trước mặt tên địa chủ và nói anh đã tìm được cây tre trăm đốt, đang để ngoài sân, anh muốn tên địa chủ thực hiện lời hứa. Tên địa chủ xảo quyệt cười khinh khỉnh không tin và sau khi ra sân nhìn thấy bó tre hắn càng khoái trá cười lăn lộn. “Tao bảo mày tìm cây tre trăm đốt chứ có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu”, hắn cười nhạo báng Khoai. Nhiều người họ hàng tham dự, cùng bọn nhà giàu làng bên trước tình cảnh đó cũng hùa theo tên địa chủ mà thay nhau nhục mạ Khoai. Thay vì phải tỏ ra bất bình trước sự trí trá lật lọng của tên địa chủ, một số còn ủng hộ và lấy Khoai ra để làm một tên hề mà nhạo báng.

Khoai khi đó mới khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” và liền tức thì một trăm đốt tre gắn liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Điều kì lạ hơn là cả tên địa chủ và rất nhiều người lúc nãy vây quanh bó tre mà thay nhau cười nhạo anh Khoai cũng đều bị dính liền chung với một trăm đốt tre kia. Cả một đám người bấy giờ chuyển sang kêu la, than khóc van xin anh Khoai thả xuống khi mà cây tre dựng đứng lên cao vót. Vẻ mặt tên địa chủ cùng đám người hùa theo tái mét kinh hãi. Cả đám bị treo lủng lẳng trên thân tre một lúc lâu. Khoai khi đó hỏi lại tên địa chủ về lời hứa gả con gái cho Khoai. Tên địa chủ sợ hãi xin tha và nói sẽ lập tức thực thi lời hứa. Anh Khoai khẽ đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất”, cây tre tách rời ra một trăm đốt và đám người kia được thả lại xuống đất. Khoai cuối cùng cũng đã cưới được cô gái út đúng như những gì anh xứng đáng được hưởng.

Câu truyện trên đã có một kết thúc tốt đẹp. Người lương thiện sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi trải qua nhiều khổ nạn. Kẻ ác tâm cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh sự trừng phạt. Tên địa chủ tượng trưng cho điều bất hảo. Chúng ta ,ngay trong chính xã hội hiện đại văn minh này, thường xuyên cũng bắt gặp khá nhiều kẻ giống như tên địa chủ trong truyện, và cũng không lạ khi chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều người dù biết là điều xấu ác nhưng vẫn hùa theo ủng hộ mà hắt hủi lại những con người lương thiện. Tuy nhiên mọi việc chúng ta chọn lực và thực hiện hôm nay đều sẽ phải nhận lại báo ứng trong ngày mai. Chúng ta đứng về lẽ phải, về điều thiện, về sự nhẫn nại vươn lên thì chúng ta sẽ có được tương lai hạnh phúc. Chúng ta chọn cái xấu ác hay đứng sang ủng hộ cho cái xấu ác mà làm hại người lương thiện thì chúng ta sẽ nhận lại điều bất hạnh cho chính mình trong tương lai.

Tuy vậy, như trong đoạn kết câu chuyện, anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất” để giải phóng những kẻ xấu bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ đã tỏ ra hối cải. Lúc nào cũng vậy, luôn vẫn còn có một lựa chọn mang tính thiện giải cho mọi sự. Nhưng điều này cũng chỉ có thể xảy đến cho những ai biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn.


(*) thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo : người làm điều thiện sẽ nhận lại được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận lại được cái ác.
(**) khắc nhập, khắc nhập : nhập lại ngay tức khắc, nhập lại ngay tức khắc
(***) khắc xuất, khắc xuất : xuất ra ngay tức khắc, xuất ra ngay tức khắc

Bóng tre trùm mát rượi

tre việt nam. vẻ đẹp việt nam
Lũy tre

Mỗi khi nghĩ tới quê hương trong tâm trí mỗi người Việt Nam ta lại hiện lên thấp thoáng những cánh đồng với cánh cò bay lả bay la, với những lũy tre làng tỏa bóng râm mát, với cánh võng trưa hè kẽo kẹt gió đưa, với hàng cau bên hiên nhà thoảng đưa hương dìu dịu…

 Từ xa xưa, cây tre đã gắn bó với cảnh vật, với nếp sống, nếp nghĩ và cả nếp văn hóa Việt Nam bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai mà cứng cỏi trước gió bão thiên tai, trước trộm đạo, giặc cướp, giặc ngoại xâm- nhân tai. Làng quê Việt Nam với những rặng tre rợp bóng quanh làng,nghiêng xuống nơi bờ ao tạo nên nép đẹp bình yên. Không thể kể hết sự gần gụi và tính đắc dụng của tre đối với người nông dân Việt Nam. Tre làm nhà cửa- vì kèo, phiên liếp, vách tường… Tre làm vô số vật dụng cho nhà nông – cán cuốc, cán dao, cái bừa, cái cào, cái ách quàng lên cổ con trâu, cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đơm cái đó, cái bè cái mảng, cái đòn gánh cong cong, đôi quang gánh đung đưa cho bà cho cô đi chợ, cho nặng trĩu bó mạ, gánh phân ra đồng, cho lúa chín mẩy mình chắc hạt từ đồng về nhà. “ Cối xay tre ngàn đời quay xay nắm thóc” Cầu ao tre cho người giặt giũ, cho trẻ nô đùa tắm mát. Cầu tre bắc qua con mương, con kênh. Mấy nhịp cầu tre để đôi lứa yêu nhau, cởi áo cho nhau về nhà mẹ hỏi – qua cầu gió bay. Khung cửi tre, cái xa quay sợi để “ bên anh đọc sách bên nàng quay tơ”. Tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người lao động thật giản dị, đơn sơ mà tha thiết, thủy chung làm sao. Tre từng được dùng để làm ra các đồ gia dụng trong nhà. Nhỏ bé như cái tăm tre, mỏng mảnh như cái lạt mềm buộc chặt. Rồi rổ, rá, giần, sàng, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước. Thoáng đãng mà chắc chắn là cái chạn tre. Thoáng đãng mà mát mẻ là cái chõng tre, cái quạt nan tre, để rồi vợ chồng như đũa có đôi…Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của con người đóng cọc tre, gánh đất đá đắp bồi nên những con đê, còn có công sức của bụi tre giữ đất, chống xói mòn. Khi đất nước có giặc ngoại xâm những bụi tre đằng ngà, những cung, nỏ, bàn chông, gậy tầm vông vạt nhọn đã là chứng tích đi vào lịch sử. Những chiều quê êm ả, cánh diều trẻ thơ, tiếng sáo chăn trâu gọi ta về với quê cha đất tổ. Ấm áp thay là quê hương. Sâu nặng thay là quê hương. Ngay Tết giá như ta còn ông bà để trở về quê. Tết quê xưa, ngày cuối năm hay còn gọi là bữa trừ tịch trước cửa nhà dựng một cây tre, trên buộc giỏ bằng tre, trong giỏ bỏ trầu cau vôi, bên giỏ có giấy vàng giấy bạc. Người xưa treo lên cây nêu nào là khánh là chuông nhà Phật, để cho biết ở đây có Phật độ trì ma tà quỷ dữ tránh xa, bình an đến với mọi nhà. Ngay 7 tháng Giêng hạ cây nêu, gọi là triệt hạ. Bao nợ nần, bao tranh dành trong khoảng thời gian này tạm gác, đợi qua ngày hạ nêu. Giữa bao thiết bị, vật dụng hiện đại hôm nay, ta vẫn gặp đâu đó, không nhiều, những đồ dùng bằng tre. Nhưng cây nêu ngày tết không còn nữa. Một mỹ tục đậm bản sắc dân tộc, một hành vi mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp, hướng con người đến với cái thiện như thế đã vắng bóng.

Cây tre cứng mà mềm mại, uốn cong mà vẫn thẳng thắn, đổ mà không gãy, lá nhỏ mà bóng rợp, luôn vươn lên xanh tươi dù ở nơi đất cằn sỏi đá. Tre không sống lẻ loi mà cả bụi tre, rặng tre, có măng tre, búp tre tay tre, cây tre già, cây tre đực. Gốc liền gốc, rễ đan vào rễ. Trước cuồng phong, thân tre uốn lượn, quăng lên quật xuống theo chiều gió. Tre chịu trốc cả gốc rễ, ngã xuống cả thân cây, bụi cây.Tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử theo quan niệm của các nhà nho phương Đông. Cây tre là một biểu tượng điển hình của nguyên lý cương nhu phối triển, của một nhân cách, một lối sống cao thượng, nhân hòa. Lòng tre rỗng không được ngăn cách với bên ngoài bằng từng đốt tre bịt kín. Tâm của người quân tử trong sáng, không chứa đựng một vọng niệm ác ý nào như tâm của cây tre vậy.                               

Có mặt ở nhiều nước châu Á từ xa xưa,cây tre cũng gắn bó thân thiết với người dân Việt từ ngàn năm rồi. Cây tre là biểu trưng cho tính chất bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu vắng cây tre? Cuộc sống đã hiện đại mà sẽ ngày một hiện đại. Thành phố đang trải dài, mở rộng. Các khu đô thị, khu công nghiệp đang mọc lên trên những cánh đồng. Những nhà ngói, nhà tầng đang thay dần ở nông thôn. Xi măng, sắt thép, gạch đá là nguyên vật liệu xây dựng nhà cửa. Đồ gỗ, đồ dùng nhôm nhựa đa dạng, tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày. Phạm vi sử dụng của tre thu nhỏ lại. Những con đường liên thôn, liên xã, nối liền các huyện đã và đang được bê tông hóa hình như không phù hợp với nhứng rặng tre làng. Bóng tre nhỏ đi. Cây tre gần gũi thân thiết bao đời nay người quên kẻ nhớ. Chen giữa những ồn ã phố phường, giữa bao bụi bặm công nghiệp, cây tre – những sản phẩm từ tre vẫn một vóc dáng riêng. Nhiều nước châu Á vẫn phát triển trồng tre và chế biến tre. Tre bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông. Tre mọc ken dày có thể giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Nước ta cũng như nhiều nước quanh vùng đang sử dụng các cây thuộc họ tre làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Tre đã được sử dụng làm những căn nhà cao tầng cùng với các loại vật liệu khác.Nhà kính khung tre, bàn máy tính bằng tre, ván trượt lướt sóng bằng tre và quen thuộc hơn cả vẫn là đồ dùng nội thất bằng mây tre. Bàn ghế, giừơng tủ tre nhiều kiểu dáng sinh động, trông thanh mảnh mà cứng cáp vẫn được dùng trong gia đình và xuất khẩu. Người dùng đồ đạc bằng tre mang nhiều chất nghệ sĩ trong cách sống của mình. Một căn phòng với bàn ghế tre,  chụp đèn đan bằng tre, trải chiếu cói, cắm hoa sen trong lọ sành…một phong cách riêng ấn tượng. Một quán ăn buông mành tre, ốp tường tre, chõng tre, chiếu cói, cả đến khung ảnh trên tường, đèn lồng…tất cả đều sử dụng vật liệu dân gian tạo một cảm giác ấm áp khó quên. Nhu cầu về tre hạn hẹp lại nhưng tinh xảo hơn. Hình tượng cây tre là nguồn cảm hứng bất tận để người nghệ sĩ gửi gắm tâm hồn và tư duy sáng tạo nghệ thuật. và tranh tre là một loại hình như vậy. Các tranh dân gian như Đánh ghen, Đám cưới chuột, Hứng dừa, đấu vật, tranh tứ quý, phang cảnh, tĩnh vật... được cắt hình tạo mẫu bằng tre. Phong cảnh đồng quê, các cảnh sinh hoạt nông thôn cũng được các nghệ nhân đưa vào tranh tre tạo nên những nét đẹp mới. Tranh tre đem đến cảm xúc thân thuộc, bình dị, đem lại sự tĩnh lặng, thư thái hồn người. Một số loại tre trúc được trồng làm cây cảnh thu nhỏ trong chậu, thu nhỏ nơi góc hòn non bộ. Cái tăm tre nhỏ xíu vẫn được ưa chuộng nhiều nhất dẫu bây giờ đã có tăm gỗ, tăm nhựa. Dóc tăm ra xỉa kẽ răng, cọ chân răng thường xuyên như các cụ ta xưa thì răng vẫn trắng đẹp. Rồi còn nữa lạt tre gói bánh chưng xanh quanh năm và ba ngày tết, cái giần,cái sàng cho hạt gạo nhà nông, chiếc đòn gánh cho người lao động. Cái đòn gánh của “ cái cò lặn lội bờ sông / gánh gaol đưa chồng tiếng khóc nỉ non” trong ca dao xưa vẫn tảo tần trên đôi vai người phụ nữ. Cải mảnh đòn tre dẻo bền, êm ái không gì thay thế được. Cái gánh khó gánh nghèo theo mẹ theo chị trên đồng, trên chợ, ra ngoài thành phố nhẫn nhịn nuôi cái cùng con. Xin hãy nhẹ tay khi giằng đi, quằng đi cây đòn gánh buốt đôi vai, bóng mồ hôi của mẹ kiếm tiền nuôi cái chữ cho con nên người. Xin hãy đừng quên ta vốn gốc người nhà quê kẻ chợ, bờ ruộng, nếp nhà, bóng mát bụi tre. 

Việt Nam, đất nước bốn mùa xanh tươi cây cối. Ngàn con mắt lá, ngàn tiếng rì rào. Cây nói lời của mình với mỗi chúng ta. Cây tre Việt nam, tiếng nói Việt Nam đưa ta về với cội nguồn, với giản dị, yêu thương.

Theo: Bùi Kim Anh

Tre và Người quân tử

Tre xanh, người quân tử, con người việt
Tre và người quân tử

Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.

Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.
Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn… Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng.
Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ – một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân…
Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.
Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại Việt Nam đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời.
Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam - Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương… cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.
Trích tiểu luận võ học của võ sư Nguyễn Văn Sen
Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.
Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.
Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn… Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng.
Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ – một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân…
Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.
Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại VN đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời.
Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương… cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.

Trích tiểu luận võ học của võ sư Nguyễn Văn Sen

Đôi nét về Tháp Chàm - Mỹ Sơn

Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.


Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những dòng chữ ghi trên tấm bia  sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadresvara. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.


Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.


Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.


Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.


Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chămpa cũng như của Đông Nam Á
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử… động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.


Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh… Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chăm Pa, có 2 của ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.
Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.

Cây tre Việt Nam

tre việt nam, vẻ đẹp làng quê Việt
Tre xanh Việt Nam

Tre. Làng tôi quá ư nhiều Tre. Từ khi sinh ra, tôi đã thấy bụi Tre ngay đầu bờ ao trước nhà. Tiếng thân tre ken kẹt xô vào nhau trong gió, hoà vào tiếng ru của mẹ đưa tôi vào giấc ngủ. Lớn chút, những trưa hè tôi thường ngủ dưới tán Tre xanh mướt. Lớn chút nữa, những bụi Tre là nơi tôi tránh nắng của không biết bao nhiêu buổi chăn trâu trên đồi.

Gần  như cây tre đã lẳng lặng đi dọc tuổi thơ tôi. Mọi sự diễn ra bình thường thế, như tự nhiên nó vốn thế, với những đứa trẻ làng tôi ai chẳng vậy, và chắc cả thế hệ anh chị, cô chú, bố mẹ tôi cùng vậy. Ai để ý điều đó làm gì. Nó là hiển nhiên.
Và tôi, nếu không có cái ngày ấy, cây Tre sẽ vô tình đi qua tuổi thơ tôi mà tôi không mảy may suy nghĩ gì cả. Ấy là ngày trên lớp, tôi nghe cô giáo giảng bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Cô giảng hay quá. Tác giả viết thật quá. Tôi thấy cảm và dễ hiểu đến lạ thường.
Tre xanh suốt bốn mùa, suốt thời gian mà vờn với gió, mà đùa với trăng. Mặc cho cái nắng quay nắng quắt nứt đất khô người, mặc cho cái mưa lũ tơi bời, gió bão rít từng hồi quằn ngang quằn dọc, cây Tre vươn lên, như thi gan cùng trời đất. Tre bình dị đi vào từng cái rá, cái rổ, thúng, mủng, dần, sàng; từng cái rui, cái mè, cây cột chống hay đơn thuần chỉ là chiếc lạt buộc mềm mà chặt, mỏng mà chắc.
Có lúc ngồi nghĩ vẩn vơ, tôi thấy cây Tre giống con người quê tôi quá. Nghèo khó đấy, lam lũ đấy nhưng vẫn sống hết mình. Sự sống chắt chiu từ những chiếc rễ xơ lên vì len lói dưới đất khô bạc màu để tích tụ dinh dưỡng cho từng chiếc lá mỏng tang, chiếc cành gầy guộc còn mãi vui với điệu tango cùng nắng, cùng gió; để cho những ngọn măng mập mạp nhô lên, mang theo mầm sống mới. Vậy đấy, sự sống vẫn diễn ra, sinh sôi và nảy nở, dẫu cho mảnh đất ấy là thế nào, phì nhiêu hay cằn cỗi. Tre không bao giờ chê đất giàu, đất nghèo.
Tre không như những loài cây khác, ra hoa tạo quả quanh năm hay từng năm một. Tre chỉ ra hoa một lần, sau tám mươi năm, chín mươi năm hay cả trăm năm, rồi lụi tàn và...chết. tre sống hết mình và ra đi một cách lặng lẽ. Những bông hoa Tre kết chùm không màu sắc, không sặc sỡ, cứ khô khô, bàng bạc, xao xác như cái trăn trở với một đời mà Tre đã sống, đã hiến mình.
Nhưng chẳng hiểu sao những năm gần đây, làng tôi chẳng ai bảo ai, nhà nào cũng chặt Tre. Bắt đầu từ những bụi Tre trong vườn, gần nhà đến những bụi Tre ngoài bờ khe, bờ suối, trên đồi. Cái câu “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” của Thép Mới hình như không còn hợp với làng tôi nữa. Người làng bảo: “Tre làm xấu đất, mất chất dinh dưỡng, không trồng thêm được cây gì nữa. Rổ rá bây giờ đã có đồ nhựa. Cột nhà, rui mè được thay bằng bê tông cốt thép”. Thế là những bụi Tre bị phá. Màu xanh trong làng ít hơn. Bóng mát mất dần đi. Cây thì vẫn mọc lên ngày một nhiều hơn. Nhưng là cây cột điện, cây cần ăng-ten. Tôi như thấy làng trần trụi dần, khô không khốc, nhất là những trưa hè oi ả.
Hôm cha bảo: “Hay chặt luôn bụi Tre bên bờ ao trước nhà đi nhé, lá rơi hết xuống ao, vừa bẩn, cá lại không lớn được?” Tôi can: “Đừng bố ạ, tỉa bớt cành ngả xuống ao thôi, để vậy mùa đông bụi Tre còn che gió thốc vào nhà, đỡ lạnh; mùa hè nhìn thấy màu xanh còn có cảm giác mát chứ cứ bê tông thế kia nóng bức lắm”. May thay, bố chiều ý tôi. Giờ đây, mỗi khi vô tình nhìn chiếc lá Tre xoay xoay rơi trong gió đậu xuống mặt ao tôi vẫn thấy thích thú. Nhưng hình như chiếc lá không còn chao liệng nhiều như trước nữa. Tôi không hiểu tại sao. Vì gió? Chắc chỉ phần nào đó thôi. Có lẽ do cây Tre đứng có một mình, đơn điệu quá.

VĂN THÀNH LÊ   '
Lớp Sinh 4B, ĐHSP Huế
Đồng Mọc, 1/2/2008
V.T.L

Vẻ đẹp Việt: Vẻ đẹp riêng biệt

Net dep, phong cảnh, làng quê việt nam
Nét đẹp làng quê


Đẹp tức là khác, không nên coi mình là trung tâm, coi mình là chuẩn để đánh giá người khác. Cho nên tìm một vẻ đẹp chung về mặt con người hoặc trong nghệ thuật là điều không tưởng.
Một đất nước có đến 54 dân tộc anh em, với những vùng đất có lịch sử mấy ngàn năm, lại có những vùng chỉ mấy trăm năm. Về mặt địa lý, đất nước ta hẹp chiều ngang, phát triển chiều dài nên ba miền Bắc Trung Nam cũng là ba vùng văn hóa khác nhau cho nên tìm một vẻ đẹp chung về mặt con người hoặc trong nghệ thuật là điều không tưởng, nói cách khác là không nên đặt vấn đề này ra.


Trừ khi giới hạn nó ở người Kinh là tộc người chủ yếu và đại diện cho người Việt. Điều này, trong câu chuyện "đại đoàn kết dân tộc" thì cũng không nên. Những bức tượng nhà mồ của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên rất đẹp, mộc mạc, giản dị và ngược lại, điêu khắc của người Chăm lại là vẻ đẹp của tinh xảo, cầu kỳ, kỹ lưỡng, cân đối. Ngay cả trong cùng một tộc người cũng vậy, chắc chắn một điều, chưa bao giờ người Thái  trắng (ở Mai Châu - Hòa Bình) nghĩ mình đẹp hơn người Thái đen (ở sông Mã - Sơn La). Nước da trắng, đen, vàng hoặc bánh mật đều đẹp. Có  lẽ đã đến lúc cho bán nhưng hạn chế quảng cáo vô tội vạ các loại xà phòng, sữa tắm để tẩy trắng da. Tại sao ở một nước nông nghiệp mà lại cổ súy cho làn da trắng! Ai cũng suy tôn da trắng thì sẽ không có ai muốn làm nghề nông.

Sự mù quáng của các giám khảo những cuộc thi hoa hậu lớn bé đang tạo ra một vẻ đẹp giả tạo, một biểu tượng giả về vẻ đẹp Việt. Họ đang áp đặt những vẻ đẹp Âu - Mỹ vào người Việt. Tôi cùng một đoàn họa sĩ Việt Nam đi triển lãm ở châu Âu, một hôm chúng tôi ngồi café vỉa hè ở Amsterdam (Hà Lan), bên kia đường là nhà ga xe lửa và một khu vực ăn chơi xanh đỏ gì đó, tất cả đều có chung nhận định: "Người châu Âu hình như không có ai xấu, ai ai cũng trắng trẻo, cao ráo, sáng sủa. Tại sao nước mình cứ tổ chức thi hoa hậu nhỉ? Người đẹp nhất Việt Nam cũng chỉ đẹp bằng người bình thường của họ". Đó là cái lỗi của hệ thống chấm thi hoa hậu Việt Nam (người Việt nhưng chấm theo tiêu chuẩn châu Âu). Nói dài thế cũng chỉ để nhắc lại: đẹp thì phải khác, mỗi quốc gia mỗi thời kỳ sẽ có một vẻ đẹp khác nhau.
phố phường,làng quê, tre xanhẢnh minh họa: Vnexpress

Nước Pháp có cái lệ là mỗi giai đoạn họ lại tìm một người đàn bà đẹp làm biểu tượng cho mình. Ví dụ, họ đã từng chọn Catherine Deneuve, một vẻ đẹp rất Pháp, chứ ai lại chọn diễn viên người Anh, Vivien Leigh, hay Củng Lợi, diễn viên Trung Quốc, cho dù hai cô này đều đẹp. Có thể hiểu rằng quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ ở mỗi quốc gia là khác nhau. Lào, Campuchia, Congo, Thụy Điển nếu tổ chức thi hoa hậu thì tôi đoan chắc rằng họ cũng sẽ trao vương miện cho một cô gái nào đó tiêu biểu cho vẻ đẹp của đất nước họ. Chắc là chẳng ai lại đi lấy lấy vẻ đẹp mắt xanh tóc vàng của các cô gái Bắc Âu để làm tiêu chí cho các cuộc thi sắc đẹp ở các nước Phi châu và ngược lại. Ví dụ, mang tiêu chuẩn đẹp của hoa hậu Cameroon ra để chấm thì các cô hoa hậu châu Âu và Mỹ sẽ trượt hết. Chẳng hiểu mấy vị giám khảo của các cuộc thi hoa hậu quốc tế lấy tiêu chuẩn nào để chấm? Khi mà các cuộc thi đó hội tụ đầy đủ các cô gái đến từ khắp các châu lục. Liệu có một vẻ đẹp lý tưởng chung cho tất cả không?

Chương Tề Vật luận trong Nội Thiên của Nam Hoa Kinh, ông Trang Tử chủ trương về sự ngang bằng. "Con người ngồi trên cành cây thì run sợ nhưng loài khỉ thì thích thú. Vậy chỗ nào là chỗ ở lý tưởng. Con cú mèo, con quạ thích ăn chuột còn con trâu con ngựa thích ăn cỏ. Vậy đâu là thức ăn lý tưởng? Nàng Mao Tường, nàng Lệ Cơ nhan sắc diễm lệ, ai thấy cũng ưa nhìn nhưng hươu nai thấy thì bỏ chạy, vậy đâu là cái đẹp lý tưởng?".

Các cuộc thi hoa hậu của  Việt Nam từ trước đến nay có lẽ nên đổi tên thành cuộc thi của các cô gái dài chân hoặc hoa hậu bóng chuyền thì chính  xác hơn. Tại sao lại cứ khư khư ôm cái tỷ lệ của người Âu, Mỹ về để làm thước đo cho các cô gái Việt?

Trong chữ đẹp đã hàm chứa chữ khác biệt nếu không muốn nói đẹp là phải khác biệt. Làm gì có một tiêu chuẩn chung về đẹp vừa khít cho tất cả các cô gái từ Nhật Bản cho tới Peru, từ nước Nga cho tời Bờ Biển Ngà.

Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, không nên so sánh vẻ đẹp của một cô gái ở Đồng bằng Sông Cửu Long với vẻ đẹp của một cô người dân tộc Thái. Cũng như không nên lấy vẻ đẹp của một cô gái Hà Nhì ở Lào Cai để làm tiêu chí chấm thi cho cuộc thi sắc đẹp của các cô gái H'mông.

Tôi đã khảo sát hầu hết các pho tượng người trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ thường thấy là khoảng từ 4,5 đến 5 đầu (có nghĩa là chiều cao của một người Việt là bằng 4,5 đến 5 lần khoảng cách từ cằm đến đỉnh đầu) trong khi người châu Âu là 7 đến 8 đầu. Có lẽ đã đến lúc nên bỏ quan niệm cao là đẹp, chỉ cao mới là hoa hậu. Cuộc thi sắc đẹp phụ nữ Việt và cuộc thi xem ai cao nên tách ra làm hai cuộc thi khác nhau.
Không hề có ý định tán tụng vẻ đẹp thấp bé nhưng rõ ràng người Việt và người châu Á nên có một hình mẫu riêng, không nên áp dụng tỷ lệ thân hình của các cô gái châu Âu làm tiêu chuẩn. Ngay cả vẻ đẹp của khuôn mặt cũng vậy. Không nên lấy đặc điểm mặt của người châu Âu, tóc quăn vàng hoe, mũi lõ, mắt xanh để làm khuôn mẫu.
Vẻ đẹp Việt là vẻ đẹp của vóc dáng thon thả, thanh mảnh, của mỏng mày hay hạt, ngực nhỏ, của tóc dài, của mắt một mí gần như đã hoàn toàn bị quên lãng.
Vẻ đẹp Việt nếu nhìn rộng ra trong khái niệm văn hóa thì sẽ thấy  bất luận loại hình nghệ thuật nào từ xưa đến nay đều là vẻ đẹp của nhỏ bé, nhỏ nhưng vẫn đẹp. Đẹp nhỏ.
Mỗi quốc gia có một tiêu chuẩn riêng về nét đẹp của phụ nữ. Mỗi một thời lại có một quan niệm riêng về đẹp. Từ nét đẹp của những vũ nữ trong điêu khắc Chăm thế kỷ X, XI hoặc tượng bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng chùa Dâu thế kỷ XVIII, đến nét đẹp thời hiện đại như Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân, sơn dầu, 1943) hoặc Thiếu nữ và hoa (Nguyễn Sáng, sơn dầu, 1972) không giống nhau.

thiếu nữ bên hoa huệ, nét đẹp việt nam, vẻ đẹp việt
Thiếu nữ bên hoa huệ
Trên cái nền chung, khá trừu tượng và chỉ có tính chất tương đối, mỗi người lại có quyền nêu định nghĩa về vẻ đẹp phụ nữ cho riêng mình.
Ông cậu tôi chỉ thích những cô gái đậm người, tóc dài đến eo. Bạn tôi không thích những cô gái có thân hình bốc lửa, anh ta bảo đó là vẻ đẹp thiếu an toàn, người em tôi lại thích những cô miệng rộng, mắt xếch, tóc ngắn. Tôi hay đùa nó, em chở cô ta đi ngoài đường, anh nhìn tưởng hai thằng đèo nhau. Nó cãi: "Nhưng em thích". Một người bạn khác của tôi có cô bạn gái cao lớn, tôi nói: "Đứng nói chuyện với cô ta không mỏi cổ à?". Anh ấy bĩu môi: "Những cô cao cao đi  cạnh bạn trai thấp hơn mình đang là mốt đấy ông anh ạ".
Đúng là bách nhân, bách tính, Đẹp là khái niệm rất động và mở, khó chỉ ra cụ thể. Cho nên các cô người mẫu, hoa, á hậu cũng nên biết, nên hiểu mọi sự chỉ là vừa phải và mình cũng nên vừa vừa phai phải thôi.
Đẹp không định nghĩa được còn có thể hiểu trên một khía cạnh khác. Đẹp mà vô duyên mà không có tri thức, không có văn hóa thì sao đây, thì có còn đẹp nữa không? Có phải lúc nào các người đẹp cũng chỉ đứng trước ống kính để chụp hình in lịch hoặc đi đi lại lại trong các clip ca nhạc, hoặc quay chụp để quảng cáo sản phẩm đâu. Các mỹ nhân ấy còn phải sống trong đời sống (làm việc, giao tiếp, quan hệ, yêu đương...) nữa chứ. Duyên không học được, tri thức, văn hóa học được nhưng không thể trong một thời gian ngắn là có, nó là cả một quá trình tích lũy dài lâu. Nào đâu đã hết cứ giả sử rằng có những người đàn bà vừa đẹp, vừa duyên, vừa có tri thức, có văn hóa nhưng không biết là họ có hạnh phúc không nhỉ? Đẹp mà bất hạnh thì tốt hơn là ít đẹp nhưng nhiều hạnh phúc? Bởi vì đẹp nhiều khi đồng nghĩa là mất đi điều gì đó.
Tạng của người Việt là nhỏ, người Việt không nên chạy theo cái hoành tráng. Những tinh hoa trong nghệ thuật Việt đều là nhỏ.  Từ mấy con rối nước có từ đời Lý đến con tò he, đến điêu khắc trong đình chùa v.v... đều là cái đẹp của sự nhỏ nhắn. Thử hình dung những pho tượng Thị giả trong chùa Bút Tháp mà lại cao lênh khênh thì còn đẹp hay không? Không cứ to cao dài mới là đẹp. Bất kể một ngôi đình nào, bạn hãy đo cho tôi khoảng cách từ hiên đến tầu mái thì sẽ thấy rất thấp, sẽ thấy tỷ lệ của người Việt. Từ nhà cho đến đình đền chùa của người Việt đều thấp, chỉ có nhà thờ công giáo mới cao. Các cô hoa hậu, á hậu nếu đi thăm đình, không chú ý  rất dễ bị cộc đầu.
Đẹp trước tiên là phải cho mình và của mình. Hoa hậu của người Việt phải tôn vinh vẻ đẹp Việt. Hoa hậu Việt đi thi hoa hậu thế giới cũng phải cho thế giới thấy vẻ đẹp riêng biệt của người Việt. Đẹp tức là riêng là khác biệt.
Theo Tạp chí Lifestyle

Tre Xanh: Biểu tượng Việt Nam

tre xanh, bieu tuong viet nam, biểu tượng việt nam
Tre xanh: Biểu tượng Việt Nam

Tre lặng lẽ chứng kiến biết bao sự biến chuyển của thời gian, của lịch sử, của con người và đất nước Việt. Nhắc đến tre là nhắc đến những gì can trường, điềm tĩnh mà thanh thản như chính quê hương ta, xứ sở ta, đất nước Việt Nam ta.


Can trường, điềm tĩnh như đất nước Việt

"Tre xanh/ Xanh tự bao giờ/ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...(Nguyễn Duy). Không biết tự thuở nào cây tre đã gắn bó máu thịt với mỗi người dân Việt. Cây tre có trong khúc hát mẹ ru ầu ơ thuở lọt lòng, trong những câu chuyện cổ tích ba kể trưa hè ngày xưa có ông Gióng, cưỡi ngựa dùng tre đánh giặc, trong bài giảng lịch sử của thầy cô về trận chiến Bạch Đằng..."Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc"...(Nguyễn Khoa Điềm).

Tre có trong những trò chơi con nít ngày thơ ấu, với những trận đòn roi nhớ đời....Lớn lên một chút, mỗi lần về thăm quê, rời bến xe xuống đi bộ đến đầu làng, đã thấy thấp thoáng bóng tre xanh là lòng bình yên lắm. Tre gắn bó với cuộc sống hàng ngày của người dân Việt, từ cái rổ, cái rá, đôi đũa trong bữa cơm, đến cái quạt tay....

Rồi khi con người ta mất đi, vẫn cây tre là "đòn" đưa con người trở về với cát bụi, trở về với đất... Một năm ba trăm sáu mươi năm ngày, đối với người Việt, Tết là dịp đặc biệt nhất. Không phải tự nhiên mà cây tre luôn có có mặt gắn bó với đời sống của người Việt đến thế. Cây nêu làm bằng tre là thứ không thể thiếu trong ngày lễ cổ truyền này.

Chuyện kể rằng xưa kia, người Việt thông minh, đem cây tre đi làm vật thách đấu với lũ quỷ, bóng tre đi đến đâu, lũ quỷ thua cuộc phải nhường đất cho dân lành đến đấy...Người Việt mình tin rằng, cây nêu giúp xua đuổi tà ma, hy vọng một năm mới với đủ đầy, no ấm.

Còn đối với người ở Nam Bộ, quê hương đất nước là hình ảnh của chiếc cầu tre thu nhỏ. Nơi ấy không chỉ là nơi qua lại mà còn là nơi hẹn hò gái trai ghi dấu bao kỷ niệm. "Ầu ơ, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi..." tiếng ru con buồn bã của số phận người đàn bà phương Nam ấy có lẽ sẽ mãi khắc sâu trong tâm thức của mỗi bé con khi chúng lớn lên. Đó là tiếng ru thương yêu, mang mùi mồ hôi mặn chát của nắng, của những vất vả, nhọc nhằn, nhưng trên hết là của tình mẫu tử thẳm sâu....
tre xanh, biểu tượng việt nam, văn hóa việt nam
Cây tre đã gắn bó máu thịt với mỗi người dân Việt
Tre lặng lẽ chứng kiến biết bao sự biến chuyển của thời gian, của lịch sử, của con người và đất nước Việt. Nhắc đến tre là nhắc đến những gì can trường, điềm tĩnh mà thanh thản như chính quê hương ta, xứ sở ta, đất nước Việt Nam ta. Một vẻ đẹp bình dị, độc đáo, khác thường, rất Việt Nam: "Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu".

Không phải tự nhiên mà hai từ "cây tre" hiếm khi được dùng riêng. Người ta thường dùng "lũy", "khóm" cũng bởi vì tre không bao giờ mọc một cây riêng lẻ, bao giờ tre cũng mọc thành cụm. Phải chăng điều đó làm nên nét đẹp hài hoà của làng quê và con người Việt? Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt.
Người Việt mình dù ở đâu, dù có "sỏi đá vôi bạc màu" vẫn lớn lên, sinh tồn, vẫn "xanh tươi" như sức sống của lũy tre làng.
Tre cũng là loài cây khá cứng và dễ trồng. Sự bền bỉ của nó hệt như sức sống bất diệt của con người Việt Nam. Đất nước bao phen thăng trầm, từ thuở sơ khai dựng nước xa xưa cho đến hội nhập mở cửa thời nay: "Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều/ Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù/ Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành".
Cây tre hay hình ảnh và cốt cách người Việt
Cây tre giống với người Việt chúng ta. Nghèo khó, lam lũ nhưng vẫn lạc quan vượt khó. Tre không chê đất nghèo, chắt chiu dinh dưỡng cho những ngọn măng non nớt, mập mạp nhô lên. Qua ngày, qua tháng, qua năm, măng mọc lên như là sự tiếp nối của tre với bao hy vọng. Sự sống vẫn diễn ra, sinh sôi và nảy nở, dẫu cho mảnh đất ấy có khô cằn sỏi đá.
Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Tre cùng người trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập tự do dân tộc. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam: "Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh/ Tre kia không ngại khuất mình bóng râm/ Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay vin tay níu tre gần nhau thêm".
Và trong vô vàn những khó khắn ấy, tre vẫn truyền lại nguyên cái gốc cho con như bao thế hệ người Việt đi trước. Dù có hội nhập đến đâu, người Việt đã, đang và vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống đạo lý dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ, chung thuỷ và hiếu thuận. "Thương nhau tre chẳng ở riêng/ Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người/ Cho dù thân gãy cành rơi/ Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con".
"Tre già, măng mọc" đó là quy luật lẽ thường của tự nhiên. Điều quý giá nhất là tre để lại "cái gốc" cho con. Đó cũng là cái gốc đạo lý, nền tảng sinh thành và dung dưỡng khí phách, phẩm chất một dân tộc. Thế hệ trước ngã xuống vì độc lập dân tộc, thế hệ sau phải củng cố và phát triển những thành quả ấy. Và dù thế nào măng cũng vẫn mang cái "dáng thẳng, thân tròn" ấy, cũng như người Việt Nam qua bao thế hệ vẫn gìn giữ và kế thừa những giá trị đạo đức ấy.
Ngày nay, khi nhịp sống thành phố xô bồ, con người ta lại có xu hướng thích tìm về với đồng nội, với luỹ tre, giếng nước, con đò. Về với làng với xóm là về với khóm tre, với bình an tâm hồn. Đối với những người con xa quê, mỗi lần về quê là thêm một lần cảm nhận, phát hiện chính mình. Ở đó có luỹ tre xanh, có cha mẹ hiền, về quê là để được hít hà mùi "quê hương".
làng quê, lang que, luy tre, lũy tre
Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Phải, "quê hương" có mùi rất lạ, mà thành phố xô bồ, khói bụi không bao giờ có được. Yêu lắm sự thanh thản, bình yên, mát mẻ của những khóm tre làng. Ở đó có những người cha trưa hè nóng bức ngồi râm ran chuyện trò việc làng việc nước dưới tán lá tre cùng những người hàng xóm thân thuộc, ở đó, có các em tôi nô đùa hớn hở với con diều...Chỉ cần một giờ về quê thôi, đôi khi chỉ là những lần chớp nhoáng, nhưng gói gém theo bao nhiêu là thương yêu, để rồi mang lên thành phố, mỗi khi nhớ về, lại có thêm động lực để sống, làm việc, để khát khao...
Mai sau, mai sau, mai sau...Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh! Cây tre xứng đáng là biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. Dù thời gian có trôi đi, và dù đất nước có hội nhập đến đâu, những giá trị tinh thần chung của dân tộc không bao giờ mất. Tôi đố bạn tìm được nơi nào đó trên thế giới, giữa phố phường đô thị mà có nhiều những người buôn bán nhỏ như ở Hà Nội. Gánh trên vai bao nỗi nhọc nhằn, thì tre chính là chiếc đòn gánh giúp họ mưu sinh, tồn tại.
Giờ đây tre lại xanh ngắt một màu. Dù thế nào tre vẫn mãi xanh như màu xanh ước vọng của đất nước thời hội nhập. Cây tre - không chỉ là biểu tượng  của khí phách, tâm hồn Việt. Tre còn toát lên một màu xanh tươi mới - của vận hội và cả những thách thức đang chờ đợi đất nước....
Rời quê lên Hà Nội, hoà mình vào cuộc sống bon chen, đầy áp lực, vẳng bên tai tôi tiếng lá tre xào xạc, khuất sau lưng là một màu xanh ngắt....Tôi lại xa quê lên thành phố, hành trang mang theo vẫn là màu xanh ngắt của lũy tre làng! Vẳng tiếng ca của bà và hình ảnh bé con ngon lành, ngoan ngoãn trong giấc ngủ vẹn đầy: " Ầu ơ.............."


 
Liên kết : Fanpage | Google+ | Twitter
Copyright © 2013. Test Blogger - All Rights Reserved
Designed by Thanh Vaga Published by Vẻ đẹp Việt Nam
Proudly powered by Blogger