Home » , » Tre và Người quân tử

Tre và Người quân tử

Tre xanh, người quân tử, con người việt
Tre và người quân tử

Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.

Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.
Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn… Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng.
Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ – một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân…
Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.
Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại Việt Nam đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời.
Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam - Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương… cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.
Trích tiểu luận võ học của võ sư Nguyễn Văn Sen
Trong văn chương bình dân, cây tre là hình ảnh thân thương bất khả phân ly, gợi lên bổn phận và trách nhiệm gánh vác gia đình, non nước của người làm trai.
Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ tính cách của dân tộc Việt, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng.
Ngay từ thời dựng nước, cây tre đầu làng vốn gần gũi, thân quen, thoáng chốc trở thành vũ khí lợi hại có đủ tính cương nhu, giúp cậu bé làng Gióng đánh tan giặc Ân, sau khi chém gãy cả thanh gươm sắt.
Dân tộc ta đã biết sử dụng tre làm công cụ giữ nước, với các vũ khí lợi hại như cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn… Và những tiếng nổ kinh hồn của hàng loạt pháo tre đã làm quân thù bạt vía trên chiến trường, hay góp vui trong ngày hội liên hoan thắng trận.
Không như hầu hết các loại cây chỉ đứng riêng lẻ một mình, tre luôn mọc thành bụi, có gốc liền gốc, rễ đan rễ, thể hiện tính quần tụ, kết đoàn, tạo thành sức mạnh khó lay chuyển. Câu chuyện một người bẻ dễ dàng từng chiếc đũa tre, song không thể bẻ gãy cả bó được minh chứng.
Thân tre thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ – một đặc tính độc đáo chỉ có ở cây tre. Dưới những trận cuồng phong, tre chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân…
Tính chất nổi bật nhất trong cây tre tương ứng với kỹ thuật võ học là càng bị uốn cong và kéo sát bao nhiêu thì sức bật lại càng mãnh liệt, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tinh thần cương nhu phối triển trong nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt. Gặp đối thủ cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí ban đầu. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) hầu giành thắng lợi sau cùng.
Trước những trận đánh quyết định để đảm bảo thắng lợi, chúng ta cần lùi lại để tạo đà thật vững chắc. Lịch sử giữ nước của bao nhiêu triều đại VN đã chứng minh cụ thể điều đó. Với biểu tượng cây tre, dân tộc ta đã nâng việc giữ gìn và bảo vệ đất nước lên hàng nghệ thuật với biết bao kinh nghiệm vô cùng sống động và phong phú.
Tóm lại, cây tre biểu tượng cho một nhân cách, một hoài bão cao thượng. Quần thể tre cho thấy một xã hội thuận hòa kỷ cương “tre già măng mọc”, chứ không phải tranh sống theo kiểu “cây lớn đè cây nhỏ” giành lấy ánh sáng mặt trời.
Bắt nguồn từ các quan điểm trên, các bậc thầy Vovinam Việt Võ Đạo quan sát cây tre ở nhiều góc độ, tư duy về lẽ sinh tồn, thành bại để đúc kết xây dựng một lý luận về vận động võ học, một quan niệm nhân sinh. Từ đó xây dựng một con người võ đạo biết sống yêu thương gần gũi, hòa nhập với cộng đồng để mưu cầu hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Cho dù gặp sự ngang trái, mâu thuẫn, hoặc lâm vào cảnh bế tắc, con người võ đạo vẫn biết “vật cùng tắc biến”, hóa giải các mâu thuẫn bằng nguyên lý cương nhu phối triển. Cho nên có thể nói cây tre là bài học đầu tiên để nắm các yếu lý của võ thuật.
Với các phẩm tính có một không hai, cây tre chứa đựng những hình ảnh sinh động bao gồm đầy đủ tính âm dương, cương nhu và luôn hữu dụng cho con người. Hào hùng, khoáng đạt song cũng hết sức khiêm cung, bình dị và đầy lòng yêu thương… cũng là nét văn hóa đậm tính cách dân tộc mà cây tre là một biểu tượng điển hình của tinh thần nhân hòa và nguyên lý cương nhu phối triển.

Trích tiểu luận võ học của võ sư Nguyễn Văn Sen
Share this video :

1 nhận xét:

 
Liên kết : Fanpage | Google+ | Twitter
Copyright © 2013. Test Blogger - All Rights Reserved
Designed by Thanh Vaga Published by Vẻ đẹp Việt Nam
Proudly powered by Blogger